Search This Blog

Thursday, April 13, 2023

Thử tìm nguồn gốc tên gọi Âu Cơ, bà mẹ của dân tộc Việt Nam

 

Thử tìm nguồn gốc tên gọi Âu Cơ, bà mẹ của dân tộc Việt Nam
Có các cách hiểu khác nhau về khái niệm dân tộc. Dựa trên các đặc điểm về văn hóa, ngôn ngữ, lãnh thổ…, hoặc dựa trên cơ sở về nhóm tổ tiên, nay được gắn với khái niệm gen di truyền.
Với những dân tộc mà tên gọi gắn liền với một quốc gia, hiện tại hoặc trong quá khứ, tồn tại trong một khoảng thời gian dài, thì sẽ hợp lý hơn nếu được hiểu theo cách thứ nhất. Bởi vì trong quá trình cai trị họ đã hòa nhập, đồng hóa hoặc bị đồng hóa bởi các dân tộc khác trên lãnh thổ. Đó là trường hợp của một số dân tộc như Việt, Hán, Champa…
Tuy nhiên, xuất phát từ nhu cầu thống nhất cao trong quốc gia, các nhà nước thường tìm cách hướng dân tộc theo cách hiểu thứ hai, đó là tạo ra một câu chuyện về nguồn gốc tổ tiên chung của cả cộng đồng. Câu chuyện bà mẹ Âu Cơ là một ví dụ.
Vậy câu chuyện này có từ khi nào, và tại sao bà lại được đặt tên là Âu Cơ, mà không phải là cái tên nào khác?
Về lai lịch và bối cảnh. Bà Âu Cơ được chép là hậu duệ của Thần Nông ở phương Bắc, lấy Lạc Long Quân, cháu của vua hồ Động Đình, sinh ra 100 người con. 100 người con đó nửa theo mẹ về núi, nửa theo cha về phương nam (hoặc xuống biển).
Mặc dù diễn biến hoàn toàn xảy ra ở địa bàn nay là Trung Quốc, mà vị trí hồ Động Đình cũng cách đất Việt Nam rất xa, thế nhưng cho đến nay người ta không tìm thấy trong các truyền thuyết ở đó cái tên Âu Cơ cũng như chuyện 100 người con. Có thể tin rằng câu chuyện được tạo dựng bởi con người trên đất Việt Nam, không hẳn có yếu tố phương bắc.
Dựa trên những phát hiện tôi đã công bố trong thời gian gần đây, từng có một quốc gia do các vị vua Champa cai quản, mà sử Trung Quốc gọi là nước Lâm Ấp, địa bàn bao gồm cả miền Bắc và miền Trung Việt Nam ngày nay. Họ bị đánh bật khỏi đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ vào năm 605 bởi quân nhà Tùy của Trung Quốc. Quân Tùy phá hủy kinh thành và phát hiện ra được 18 bài vị thần chủ trong quốc miếu, được giải thích là đại diện cho 18 đời vua. Tôi đã đưa ra một số chứng cứ nữa để cho rằng đây là nguyên mẫu của câu chuyện 18 đời vua Hùng, và tôi sẽ trở lại vấn đề này trong một bài viết đầy đủ hơn. Trong bài viết này tôi giả định rằng để cai trị một đất nước rộng lớn và theo mô hình phần tán quyền lực như như nhà nước kiểu Champa, người ta đã tạo ra câu chuyện bà mẹ chung của dân tộc. Việc liên tưởng với vua Hùng cũng là một sự củng cố cho hướng tìm hiểu này.
Vậy thì chúng ta hãy thử tìm sự liên hệ giữa từ “Âu Cơ” với từ ngữ Champa mà hiện nay người Cham đang lưu giữ.
Để chỉ người mẹ, họ có hai từ, được biểu âm là “ina” hoặc “amaik”.
Từ thứ nhất không có dấu hiệu liên quan về ngữ âm, nhưng từ thứ hai thì có. Âm “k” ở cuối từ “amaik” gần gũi với từ “Cơ”.
Hãy thử tách “amaik” thành các âm rời am-ai-k. Âm tiết đầu thực tế được phát âm rất nhẹ. Chúng ta thử tìm sự liên hệ giữa âm “ai” và âm “âu” trong tên gọi Âu Cơ. Tức là thử tìm mối liên hệ giữa âm “I” và “u/ư” trong tiếng Việt.
Từ bắc vào nam các địa phương sử dụng hai âm này khá lẫn lộn. Ví dụ: Hữu/hĩu; tửu/tỉu; (con) nít/(con) nức; thủy/thỉ; nứt/nít (ở phía Nghệ An thì nói là nứt, phía Hà Tĩnh nói là nít)…
Tôi cũng đã chỉ ra rằng người Chàm, ở trên đất phía nam, còn lưu giữ những từ cổ, gốc của rất nhiều từ tiếng Việt hiện nay.
Để chỉ “Bụt”, họ có từ được ký âm là “bhik”, mà phụ âm “h” là âm câm. Tức là từ “bhik” có thể biến thành Bục (ở miền nam) và Bụt (ở miền Bắc).
Người Chàm có từ “khik” đồng nghĩa với “giữ” trong tiếng Việt ngày nay. Chúng ta cũng có từ láy “khư khư” để chỉ việc giữ chặt, mặc dù từ đơn “khư” thì ngày nay không có nghĩa nhưng hẳn ngày xưa phải có nghĩa, và có thể có sự chuyển hóa khik – khư.
Vậy âm “I” hay “ai” trong từ amaik cũng có thể chuyển thành âm “u” khi ra phía Bắc. Rồi sau biến đổi thành ra “au-k”, và nay là “u”.
Một dấu hiệu củng cố cho hướng suy luận này là âm Hán Việt :mẫu, của chữ 母 (âm Quan thoại là mú, âm Quảng Đông là mou). Trong bài viết trước tôi đã chỉ ra tình trạng kết hợp âm Hán và âm Chàm để tạo ra âm Hán Việt, có thể trường hợp này đúng là phía bắc đã chuyển âm "ai" thành "au".
Tức là từ “Âu Cơ” rất có thể vốn là “au-k”, mà gốc là amaik, chỉ người mẹ nói chung. Amaik → am-au-k → au-k → Âu Cơ
Dân tộc ta đến nay vẫn còn lệ dùng danh từ chung để chỉ một nhân vật rất đặc biệt. Trong văn viết ngày nay người ta biểu thị bằng cách để cái đầu tiên ở hình thức chữ hoa.
Chúng ta có từ “nước” để chỉ xứ sở, quốc gia. Trong ngôn ngữ Chàm có từ “nưkăn” cùng khái niệm. Từ này được đặt trọng âm ở âm tiết thứ nhất, phát âm gần với từ “nước” của tiếng Việt hiện đại, đặc biết là phương ngữ phía nam. Với chứng cớ là các vua Champa từng cai quản cả cõi về sau là Đại Việt thì rất có thể từ “nước” chính là biến âm của “nưkăn”.
Nhà nước Lâm Ấp hay Champa tồn tại theo mô hình tù trưởng. Huyền thoại về các người con chia ra ở khắp nơi có lẽ còn liên quan đến các dòng tù trưởng ở miền núi, người Mường, người Thái…
Trong ngôn ngữ của người Mường có một số điểm khá giống với người ở Đàng Trong, đất thuộc về Champa rất lâu dài. Ví dụ họ phát âm chệch âm “tr” thành “tl”, họ nói tlời và tlăng để chỉ trời và trăng, mà người ở Bình Định phát âm cũng gần như thế. Người Mường nói “nả”, người Bình Định nói “nẩu” đều chỉ về “nó” hay “người ta”.
Có lẽ huyền thoại Âu Cơ đã được tạo dựng và từng tồn tại trong dân tộc như thế. Sau đó các nhóm quý tộc cai trị từ phía bắc di cư xuống, hoặc do chính sách đồng hóa của nhà Đường khiến họ tin là thế, lại biến đổi câu chuyện này, để gắn với vùng đất Lĩnh Nam của người Lạc Việt, nay là vùng Lưỡng Quảng. Mục đích cũng là xây dựng một tổ tiên chung, nhưng gốc từ phía bắc. Điều này có thể hợp lý ở một thời điểm nào đó nhưng lại bất hợp lý ở thời điểm khác.
Tất cả cảm xúc:
Anh Hùng Bụng Bự, Nguyen Van Cu và 42 người khác

Monday, April 10, 2023

Từ Chàm và từ Hán Việt

 


 

Phân tích một số dấu hiệu sử dụng âm Chàm để tạo âm Hán Việt

 

Qua khá nhiều ví dụ ở bài trước, tôi nhận thấy có tình trạng kết hợp âm Chàm và âm Hán để tạo ra âm Hán Việt, ở tần số và tính chất khó có thể nói là ngẫu nhiên. Đến nay thì số lượng tìm thấy đã rất lớn, có thể củng cố vững chắc nhận định trên. Tôi sẽ công bố trong thời gian gần.

Sau đây xin đưa thêm một số ví dụ, có tính chất hệ thống.

 

1.       Từ “Ka”. Từ này rất phổ biến và nghĩa khá rộng, như là: bởi, do, vì, để…Tức là mở ra một điều gì đó.

 

Một số từ Hán Việt sau đây có sử dụng các âm k, c,q, kh, tức là có liên hệ gần về ngữ âm liên hệ đến nghĩa này, theo các cách khác nhau, nói về cái mở đầu, nói về cái kết thúc, nói về tiến trình:

gen/gan – Căn (gốc)

gu  - Cố - nghĩa  (lý do)

kai/hoi  - Khai (mở ra, khai mở)

qui/kai  -  Khởi  (bắt đầu)

gai/goi      Cải (bỏ cái cũ, bắt đầu cái  mới)

geng/ang   Cánh (càng, hơn, sửa đổi cải biến)

kù, kua    Khóa (vượt qua, bước qua)

kuài/faai  Khoái (nhanh, sướng, bắt đầu)

tao, tiao Khiêu (dẫn dụ, chọc)

 

ju/geo     Cử (cử động)

ju/keo    Cự  (chống cự)

jiù/gâu   Cứu (kết cục)

jì/git  Kết (kết thúc)

  qìng/hing  Khánh (hết, xong

qú/heoi   Khứ (đã qua)

ji/gan, kan   Ký (đã, rồi)

guo/gwo  Qua, quá (xong, vượt)

  guăng/gong  Quảng (mở rộng)

gui  Quy (trở về)

2.       Từ “hu”, nghĩa là có được, sở hữu

 

Một số từ Hán Việt mượn âm h, có nghĩa liên quan:

 

 

yòu/jau    Hữu (có)

qu, xu/heoi  Hư (không có)

hán/ham   Hàm (chứa đựng)

xi/hei  Hy (hiếm)

hăn/hon  Hãn (ít ỏi, hiếm)

xing/hing   Hưng (nổi lên, dấy lên)

yòu/jau  Hựu (lại, còn)

xiăng/hoeng  Hưởng

xing/hing  Hứng (có hứng thú)

xiàn/jin  Hiện (tồn tại, bây giờ)

xi/kap, ngap  Hấp (hấp thụ, thu vào)

xiàn/hin  Hiến

hái/wan  Hoàn (trở lại, trả  lại)

huí/wui  Hồi (trở lại, phục hồi)

xiu/jau  Hưu (thôi, bỏ)

fu  Hủ (mục nát, không còn dùng được)

hui/wai   Hủy (hủy hoại)

hoài/pui  Hoại (hư, hỏng)

 

3.       Iêu - kêu

 

jiào/giu   Khiếu (kêu gọi);   kêu gào

yao/jiu  Yêu (đòi hỏi)

xiào/siu   Tiếu (cười thành tiếng)

jiao  Kiêu (cầu mong, công kích)

rao/jiu  Nhiễu  (làm rầy, làm phiền)

 

 

Xin đưa thêm một dạng ví dụ khác

 

-          Sử thi Chàm, AKAYET DEWA MƯNO, câu 14:  Ka tho pataw ni o hu anưk likei - Bởi số vua đây là không có con trai

Xin gán từ Hán Việt, để trong dấu ngoặc, tương ứng nghĩa với từng từ Chàm:

Ka (Căn) tho (số) pataw (bá) ni (thị) o (vô) hu (hữu)  anưk likei (tử).

 

 

-          Pataw awen ưng ka hu pila nan = Vua ưng vì có cái ngà như này.

Ghép từ Hán Việt: Pataw (bá) awen (ưng) ka (cố = lý do là) hu (hữu = có) pila (nha = ngà) nan(như = như này)

 

Bạn có nhận thấy sự gần gũi về cả âm và nghĩa không?

 

 

 


Friday, April 7, 2023

Việt hay Champa?

 

Việt , là cách người trên đất nay là Việt Nam đặt âm cho các chữ Hán 越 hay 粵, được người Hán dùng để chỉ chung nhiều dân tộc phía nam Trung Quốc. Phát âm theo tiếng Quan Thoại là yuè, theo tiếng Quảng Đông là jyut. Khái niệm này được các nhà nước thời kỳ độc lập, trên khu vực tạm gọi là Đông Lào, theo mô hình Trung Hoa, sử dụng làm tên quốc gia, sau đó mới có tên là dân tộc Việt, người Việt.

Champa (Campā), hay còn gọi là Chăm, Chàm, Chiêm …là tên gọi bắt nguồn từ một từ tiếng Phạn là Campāpura, tên của một thành bang thời cổ, nằm bên bờ sông Hằng của Ấn Độ. Khái niệm này được các nhà nước, cũng trên khu vực Đông Lào, theo mô hình Ấn Độ, sử dụng làm tên quốc gia, sau đó mới có tên dân tộc Champa, người Champa.

 

Vậy thì trước khi có các tên gọi đó, sự liên hệ giữa hai dân tộc là như thế nào?

 

Một công cụ tương đối dễ hiểu và rất thường được sử dụng để tìm mối liên hệ giữa các dân tộc, là so sánh ngôn ngữ, bởi ngôn ngữ dù luôn biến đổi theo thời gian nhưng thường là một tiến trình rất dài và luôn để lại dấu vết

 

Do khuôn khổ bài viết, bảng so sánh từ vựng chỉ bao gồm mô tả con người và các hoạt động.

 

GHI ÂM TIẾNG CHÀM   

TỪ TIẾNG VIỆT TƯƠNG ĐƯƠNG

akok

óc, đầu. Xanưng pachah akok = nghĩ nát óc.

amek

mẹ

atak kan/ kanư

khấn

athah tung

thỏa bụng, hài lòng

atoh ru

hát ru

atuk

tục, lóng

bai

tế

Băng dih/ndih daok

ăn nằm

bek

vẻ, dấu hiệu

bôh

thấy, chộ (phương ngữ Bắc Trung Bộ)

bơk

bẻ, uốn

căn

cân (cái cân, việc cân)

chabôi

môi

chađip

díp, khép

chang dău

y chang nhau, như nhau

channău

ngón

chao chik

keo kiệt, hà tiện

chăp

chấp

chăt

thật

chaua

chửi bới

cheh

chế ra, nặn ra

chiăk

cắt

chiên

tiền

chioi

giỏi

chiơng

thành, trưởng thành

choh

thọt, què

chôi

thôi, đừng

chok

khóc lóc

chơk

nói dóc

chroh

xối, xả

chuăk

cợt, giễu

chuk

luồn, chui

chum

hôn, thơm

chum

chụm, góp

dak

giơ lên

dăn

rặn

day

đầy, lắm

dơik

hỡi

đôk

đòi

eh

ẻ, ỉa. Chroh = ỉa chảy, ỉa rót

eh rôi

nốt ruồi

êu

kêu, gọi

hăk

hệt

hakê

kệ, kể chi

hakun

hun khói

halăk

người lạ

hanoh

giận, hận

hao

hao, tốn

harăt

rặt, thuần

harơh

ghê, rợn

hatah

tỏ, sáng

hatuc

tấm tức

hiêp

hiếp

hok

hóc

huik

húp, hớp

huit

huýt sáo

ia khik

khí, tinh dịch

iop

tóp, teo

ita

ta, tôi

kachôi ka

đợi đã

kahề

hề, hài

kalàik

lại, tiếp

kalek

thọc lét

kami/ita

ta, tôi

kamlo

câm

kăn

khó, căng

kanhik

nhợt, tái

kanik

chật

kaơk

chưng cất

kapak

bước đi, đi bộ

kapơ

thờ ơ, bơ

kati

ty

kău

tau, tao

kăuk

tộc

kek

cắn

khăm

hăm

khăn ao

khăn áo

khăt

hẳn

khô

khổ

khơh

khéo

khom

kiet

sít sao, kiết

kinòng

nóng, giận

kiràk

xê ra

klon

trôn

klu

dái

koc

gốc. Lihik kok mất gốc

kơh

gợi

kok

bà cố

kok kalok

c.ặc, quy đầu

kuah

cạo

lakău

cầu, xin

lang kan

khấn

leh

trảy hội

lek

lọt, sa, rơi

liah

liếm

likuk

cuối, hậu

lok

lóc, lột

mbaok/bok

mặt

mih

mà (tr)

mưhu

muốn, thèm

muk

mưluk

lú lẫn

mưngah

giả

mưnưk

sinh nở

mưta/mâta

mắt

mưxăc

hỗn, xấc

neh

nhi, trẻ nhỏ

ngut

ngủ gật

nha

nhà

nhom

nhóm họp (đg)

oan

oan

ok

ói

ong/aung

ông

ot

la ó

Pabah dalah

miệng lưỡi

Pabah mbeng

miệng ăn.

pachay

chàng

pachoh

so, so sánh

pachoh

chọi

pachup

giúp

padap

đập, chế ngự

pađik

đau, nhức

pah

vả, tát

pak/bak

bốn

pakăp

cặp, sánh

palặk

lặp

panôik

chuyện

paplay chiuk

bán chịu, bán thiếu

paplay đôik

bán đắt hàng

papok

gói, bó

pasai

sai bảo

pasut

xúi, xút

patăm

tẩy  (gần nghĩa tắm)

pathău

tâu

pek

bẹo, véo

plơk

giở

pôik

nói

pôik neh

nài nỉ

pôk

mở

prai

rải

pre

rè, khàn

prêu

réo

prôik

ruột

pui

vui

radăm

đậm, xẫm

rău

rầu

ravơk

rờ, sờ

riăk

ác, hung

riăk

rán, thắng (mỡ)

rineh kateh

trẻ ranh, trẻ nhỏ

rôn

ồn, rộn

ruh

giũ, rủ

rui

rút, thu hồi

ruik

rứt

sak

xấu

siu liu

ỉu xìu

sơh

sướng, khoái

tachay

chỉ, trỏ

Tacho tachek

cháu chắt

tadah

tàn, hư nát

taha

già

tait

yên ổn

tak

tại (vị trí)

tăk

thà

takai

chân

talàh

lưỡi

taluik

(con) út

tăn

táng, chôn

tanăk

nấc, thứ tự

tangi

tai

tangin

tay

tanưk

nấu

tapô

tariêng

siêng

tăuk

tim

thah

thỏa

thăn

thân (d), phận, thân phận

that tiăk

trung thành, thật tình

thău

thấu, hay biết, hiểu biết

thêt

khao

thi

thì, sẽ

thiam

thắm, đẹp

tho

cầm, thó

thok

thọc, giã

thuuk

thưa

tiauk

tống

tơ/dơ

tựa, như. Prong dơ kăuk = rộng như nhau

truh

từ bỏ

trưk

sực, xực

tuah

tìm

tuc

lúc

tuik

tội (d)

tung

bụng

tung

túm, níu

ưng

muốn, ưng

xăk

thể xác

xêh

xinh

 

Sự tương đồng là rất lớn.  

Ngoài ra thì cách tạo từ có nét giống nhau. Ví dụ từ thăn, tương ứng với từ thân, vừa để chỉ thân xác lại vừa để chỉ thân phận.

Nếu không bị giới hạn các khái niệm Việt hay Champa (Chiêm Thành) thì chúng ta có thể nói rằng họ từng là một dân tộc, trong khoảng thời gian rất dài, và người Champa còn lưu giữ rất nhiều từ ngữ cổ của dân tộc. Ngoài ra, một dấu hiệu khá rõ, là phát âm của người Việt ở khu vực Quảng Nam và lân cận nằm ở trung gian giữa tiếng Việt hiện đại và tiếng Champa

Như vậy, rất có thể ngôn ngữ Quảng Nam được phát triển từ ngôn ngữ Champa, cổ hơn ngôn ngữ phía bắc. Ngôn ngữ cổ từ Quảng Nam lan ra phía bắc chứ không phải do phía bắc đưa vào.

Chúng ta thử xem lại câu chuyện Nam tiến của người Việt.

Hai sự kiện lớn liên quan đến câu chuyện khai phá từ vùng Quảng Nam trở vào, là cuộc đánh chiếm của Đại Việt vào năm 1471 và sự kiện lập nghiệp của Nguyễn Hoàng, từ năm 1558.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, tháng 3 năm 1471 quận Đại Việt hạ kinh thành Chà Bàn, đặt đơn vị hành chính trên nước Chiêm, sau đó đã cho người Chiêm đầu hàng là Ba Thái làm đồng tri châu Đại Chiêm, Đa Thủy làm thiêm tri châu. Lại cho Đỗ Tử Quy làm đồng tri châu tri Đại Chiêm quân dân sự, Lê Ỷ Đà làm tri châu Cổ Lũy tri quân dân, người Chiêm có ai dám không theo, cho giết rồi tâu sau. Tháng 6, lấy đất Chiêm Thành làm thừa tuyên Quảng Nam và vệ Thăng Hoa, đặt ba ty ở Quảng Nam.

Tháng 9 năm 1472 Lê Thánh Tông sai xét họ tên của người Chiêm, người Man, họ của người Chiêm thì họ mới họ cũ theo đúng quy chế, họ của người Man thì dồn lại làm một, nếu tên nhiều chữ thì chỉ để lại  ba chữ thôi…  

Theo Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm, một đại thần ở Đàng Trong thời Nam Bắc phân tranh, năm 1558 Nguyễn Hoàng chỉ mang theo được 1000 quân, đi bằng đường thủy.

Rõ ràng, không có làn sóng di cư nào cả. Dân chúng ngoài bộ phận chạy theo vua Chiêm về phía nam, còn lại thì thành dân Đại Việt, mang họ theo quy chế do nhà nước Đại Việt ban hành. Dân phía bắc vào nam thì ngôn ngữ hẳn sẽ bị hòa tan vào bản địa, chứ không phải thay thế.

 

Bằng các công cụ lịch sử và địa lý, tôi đã chứng minh được rằng tồn tại một thể chế từng thống nhất toàn bộ lãnh thổ tiền thân của Đại Việt và Champa. Đó là nhà nước Lâm Ấp, theo khối văn minh Ấn Độ, từ cuối thế kỷ 2 đến năm 604. Thực ra thì có thể nói rằng lãnh thổ này còn bao gồm cả phía cực nam của Quảng Tây và Vân Nam cũng như một phần khá lớn ở trên đất ngày nay thuộc Lào. Đó là cơ sở giúp giải thích được việc thống nhất ngôn ngữ ở đồng bằng từ miền Bắc vào miền Trung, như nói ở trên. Ngoài ra còn giúp giải thích được việc hình thành hệ thống âm Hán Việt, mà tôi đã tìm thấy trên 500 từ chịu ảnh hưởng của âm Chàm, chỉ trong ít ngày.

Triều đình Lâm Ấp bị nhà Tùy đánh bật khỏi miền đồng bằng từ Bắc Bộ cho đến bờ bắc sông Cả. Khu vực bị người Hán xâm chiếm và ít nhiều đồng hóa, sau ba thế kỷ thì dành độc lập, rồi trở thành nhà nước Đại Việt. Thượng du phía tây và đất phía nam vẫn theo chế độ Lâm Ấp.

Mặc dù cả hai phía đều có sự thay đổi triều đại và cả quốc hiệu, nhưng về cơ bản thì một nhà nước theo ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa và một nhà nước vẫn giữ ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ.

Cuộc chiến mở rộng của phía Đại Việt bắt đầu từ đầu giai đoạn độc lập. Từ triều đại Đinh, Lê đến đầu triều Lý, năm 1011, Đại Việt mới chinh phục về phía tây đến được đất Cử Long, nay thuộc vùng Cẩm Thủy, cách bờ biển ở Thanh Hóa khoảng 60km. Theo thần phả đền Quả Sơn, hoàng tử Lý Nhật Quang hi sinh trong trận chiến với Chiêm Thành, bị chém ngang cổ nhưng đầu không lìa, đến núi Quả thì ngựa quỵ xuống, năm 1057. Câu chuyện ít nhiều có tính chất huyền thoại, nhưng đền Quả Sơn thì vẫn còn đó, cách bờ biển Nghệ An chưa tới 40km. Đại Việt sử ký toàn thư còn cho biết năm 989 một viên quản giáp của Lê Hoàn là Dương Tiến Lộc đem hai châu Hoan Ái theo Chiêm Thành, vua đuổi bắt được Tiến Lộc, giết người hai châu ấy không biết bao nhiêu mà kể. Có thể nói rằng đất Thanh Nghệ là biên giới, là chiến trường trong nhiều thế kỷ.

Sử của chúng ta chịu sự chi phối bởi ý thức hệ của các triều đình phong kiến Đại Việt, chép về Champa không có sự khách quan, do đó mà xóa đi rất nhiều sự thực về lịch sử và văn hóa dân tộc.

 

Viết thêm:

 

Tôi sẽ vận dụng kết quả đạt được để giải thích một số vấn đề nhỏ, trong bài viết này.

 

1.       Tại sao chế độ Champa bị thất bại trước Đại Việt và bị phần lớn người dân của mình lãng quên.

Một nguyên nhân giải thích cho sự thất bại, là nhà nước Champa vận hành theo tính chất phân quyền, liên minh, lỏng lẻo hơn mô hình tập quyền của Đại Việt, nên không phù hợp trong việc huy động lực lượng trong các cuộc tranh chấp.

Một nguyên nhân giải thích việc họ bị lãng quên nhanh chóng, là do xã hội Champa có tính chất phân hóa đẳng cấp rất rõ rệt, theo kiểu Ấn Độ. Thường dân không có sự gắn kết với tầng lớp cai trị, như là thuộc về một thế giới khác, nên khi chế độ Champa bị đánh bật đi thì dễ dàng bị lãng quên, nhất là trong hoàn cảnh các triều đình Đại Việt rất biết cách vận dụng tư tưởng đồng hóa học được từ người Trung Hoa.

2.       Tại sao dân chúng từ Quảng Nam trở vào không gọi người con đầu là cả mà lại gọi là hai.

Trong tín ngưỡng Champa có các danh hiệu tôn quý là Kadhar hay po Acar. Người phía nam vốn theo tín ngưỡng Champa trong khoảng thời gian rất lâu dài, họ không gọi thằng Cả, con Cả là để tránh tên các vị này.

 

3.       Tại sao ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Thanh  Nghệ lại có tục lệ bốc mả và họ gọi việc này là ‘sang cát’

Người Champa theo tín ngưỡng Bà la môn có tập tục đem phần xương trán người chết sau khi đã hỏa táng vào nghĩa trang của gia tộc. Nghĩa trang thì gọi là kut.

Có thể phía miền Bắc cũng có tập tục hỏa táng dưới thời Champa, nhưng nhà cầm quyền mới thì cấm, vì vậy họ phải chôn tạm khoảng trên 5 năm để thi hài chỉ còn bộ xương, rồi quy tập vào nghĩa trang, gọi là sang cát, có thể do đọc chệch sang cut.