Search This Blog

Saturday, December 10, 2022

Những sai lệch của lịch sử về cuộc chiến chống quân Nguyên và về vị trí châu Ô Lý

 

Trong công trình khảo cứu công phu về địa lý Việt Nam thời cổ, tiến sĩ Đặng Xuân Bảng (1828 – 1910) có nhận xét:

“Có một điều đáng cho là lạ, là đời Hán đời Đường lỵ sở châu quận đều ở thượng du, thì các huyện thượng du hẳn là chỗ thanh giáo thấm nhuần trước. Những quan lại tốt bấy giờ như bọn Chúc Lương, Nhâm Diên đã dạy bảo dân hẳn là điều gì cũng đến nơi đến chốn. Những thói tục tốt, tất hẳn phải có cái còn lại. Thế mà ngày nay núi rừng lam chướng chỉ như khu đất cơ my, ngôn ngữ văn tự vẫn theo thói Mường. Tuy rằng tục thuần hậu vẫn còn, nhưng giáo hóa về mặt lễ nhạc thi thư của Hán Đường thì đến ngày nay không còn ảnh hưởng gì nữa. Những nơi văn nhân tập trung lại là các nơi ven biển. Đó là núi sông không đổi mà phong tục biến hóa theo thời gian, thực đáng cảm khái nhường nào!” [1]

Tuy là điều lạ lùng, phi logic, mà có lẽ không phải chỉ mỗi Đặng Xuân Bảng nhận thấy, nhưng người ta vẫn phải chấp nhận, vì dựa theo sử sách thì buộc phải hiểu về vị trí lỵ sở châu quận như thế.

Vấn đề thực sự, là người ta nhầm lẫn về vị trí của chính Giao Châu, vốn dĩ là đất Quảng Tây Trung Quốc, chứ không phải là đất Việt Nam ngày nay. Lịch sử của Giao Châu chính là lịch sử của khu vực Quảng Tây, một vùng chủ yếu cách xa biển.

Phía nam của Giao Châu là nước Lâm Ấp, địa bàn nay là nước Việt Nam, trải dài ven bờ Biển Đông, trên một trong những con đường thương mại cổ xưa và nhộn nhịp nhất thế giới. Lâm Ấp được sử sách Trung Quốc ghi nhận như là một cường quốc thương mại ven biển, rất giàu có.

Khảo cổ về giai đoạn trước khá xa cột mốc Công nguyên, các nhà khảo cổ học đã nhận thấy: “Phong cách sử dụng mép vỏ sò in hoa văn trên gốm là đặc điểm nổi bật của văn hóa ven biển như Hạ Long, Hoa Lộc, Bàu Tró, Sa Huỳnh. Đây là yếu tố văn hóa đặc thù cho các văn hóa duyên hải ở cả khu vực Đông Nam Á” [2]. Đây là một trong những bằng chứng cho sự giao lưu bằng đường biển từ giai đoạn tiền sử.

Những trống đồng niên đại trên dưới 2000 năm phủ khắp nơi trên địa bàn Đông Nam Á cũng là một ví dụ cho mối tương tác không nhỏ trong khu vực. Hay lượng cổ vật rất lớn và rất đa dạng được tìm thấy ở khu vực Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh là những bằng chứng rõ ràng về sự phát triển thương mại đường biển [3], mà nơi đây chính là vị trí rất thích hợp cho một trung tâm thương mại của cả khu vực. Dù thực tế là vậy, nhưng rất khó mà tìm thấy dấu vết của những mối liên hệ này trong sử sách để lại. Mấu chốt vẫn là sự ngộ nhận về vị trí Giao Châu và Lâm Ấp.

Chúng ta đã không dựa vào sự giao lưu ven biển để giải thích hợp lý về việc tín ngưỡng thờ nữ thần lan truyền từ nam chí bắc từ rất xa xưa, thay vào đó là một lịch sử giả tạo gắn với một vị hoàng hậu nhà Tống trôi dạt từ biển Quảng Đông Trung Quốc, hay một hệ thống truyền thuyết mang màu sắc Đạo giáo được các nhà Nho tạo dựng.

Các ông Hoàng được phối thờ trong hệ thống thờ nữ thần, như Hoàng Đôi, Hoàng Bơ, Hoàng Bảy, Hoàng Chín, Hoàng Mười rất có thể là những hoàng tử của vua Lâm Ấp, hy sinh chống giặc ngoại xâm, được nhân dân thờ. Việc họ được gọi là ông hoàng, lại gọi theo thứ, phổ biến với người khu vực từ Quảng Nam trở vào, lại có ông tên Hoàng Bơ, mà chữ Bơ na ná như người Quảng Nam gọi chữ Ba, là những chi tiết trùng khớp với điều tôi đã chứng minh, về một triều đình Lâm Ấp người Quảng Nam cai quản cả khu vực Bắc Bộ trước khi bị nhà Tùy xâm lược. Ngày nay người ta gán ghép họ một cách thiếu cơ sở với những nhân vật lịch sử thời trung đại, đồng thời sáng tạo thêm để phủ kín khoảng số đếm nhằm vá víu cho hợp lý những giải thích sai lầm mà thôi.

Sự ngộ nhận về Giao Châu và Lâm Ấp, kết hợp với việc suốt khoảng thời gian dài kể từ khi dành lại được tự chủ các triều đình Đại Việt đã hạn chế sự mở mang ra bên ngoài theo hướng biển, trên tinh thần hạn chế thương nhân và cảnh giác với ngoại quốc, đã tách biển dần ra khỏi lịch sử của người Việt. Đến lượt điều này lại trở thành tiên đề tạo nên những ngộ nhận căn bản trong việc giải thích nhiều khía cạnh của tiến trình lịch sử, lại vừa đóng một vai trò thiếu tích cực cho ý chí hướng biển của dân tộc trong thời đại ngày nay.

Chú thích:

1. Đặng Xuân Bảng, Sử học bị khảo, Đỗ Mộng Khương dịch, Viện sử học – Nxb Văn Hóa Thông Tin, 1997, trang 247

2. Hà Văn Tấn (cb), Khảo cổ học Việt Nam, tập 2, Nxb Khoa Học Xã Hội, 1999, trang 326

3. https://vtc.vn/can-bao-ton-gap-nhung-kho-bau-vo-gia-trong

Bởi sai từ tiên đề

 Trong công trình khảo cứu công phu về địa lý Việt Nam thời cổ, tiến sĩ Đặng Xuân Bảng (1828 – 1910) có nhận xét:

Có một điều đáng cho là lạ, là đời Hán đời Đường lỵ sở châu quận đều ở thượng du, thì các huyện thượng du hẳn là chỗ thanh giáo thấm nhuần trước. Những quan lại tốt bấy giờ như bọn Chúc Lương, Nhâm Diên đã dạy bảo dân hẳn là điều gì cũng đến nơi đến chốn. Những thói tục tốt, tất hẳn phải có cái còn lại. Thế mà ngày nay núi rừng lam chướng chỉ như khu đất cơ my, ngôn ngữ văn tự vẫn theo thói Mường. Tuy rằng tục thuần hậu vẫn còn, nhưng giáo hóa về mặt lễ nhạc thi thư của Hán Đường thì đến ngày nay không còn ảnh hưởng gì nữa. Những nơi văn nhân tập trung lại là các nơi ven biển. Đó là núi sông không đổi mà phong tục biến hóa theo thời gian, thực đáng cảm khái nhường nào!” [1]

Tuy là điều lạ lùng, phi logic, mà có lẽ không phải chỉ mỗi Đặng Xuân Bảng nhận thấy, nhưng người ta vẫn phải chấp nhận, vì dựa theo sử sách thì buộc phải hiểu về vị trí lỵ sở châu quận như thế.

Vấn đề thực sự, là người ta nhầm lẫn về vị trí của chính Giao Châu, vốn dĩ là đất Quảng Tây Trung Quốc, chứ không phải là đất Việt Nam ngày nay. Lịch sử của Giao Châu chính là lịch sử của khu vực Quảng Tây, một vùng chủ yếu cách xa biển.

Phía nam của Giao Châu là nước Lâm Ấp, địa bàn nay là nước Việt Nam, trải dài ven bờ Biển Đông, trên một trong những con đường thương mại cổ xưa và nhộn nhịp nhất thế giới. Lâm Ấp được sử sách Trung Quốc ghi nhận như là một cường quốc thương mại ven biển, rất giàu có.

Khảo cổ về giai đoạn trước khá xa cột mốc Công nguyên, các nhà khảo cổ học đã nhận thấy: “Phong cách sử dụng mép vỏ sò in hoa văn trên gốm là đặc điểm nổi bật của văn hóa ven biển như Hạ Long, Hoa Lộc, Bàu Tró, Sa Huỳnh. Đây là yếu tố văn hóa đặc thù cho các văn hóa duyên hải ở cả khu vực Đông Nam Á” [2]. Đây là một trong những bằng chứng cho sự giao lưu bằng đường biển từ giai đoạn tiền sử.

Những trống đồng niên đại trên dưới 2000 năm phủ khắp nơi trên địa bàn Đông Nam Á cũng là một ví dụ cho mối tương tác không nhỏ trong khu vực. Hay lượng cổ vật rất lớn và rất đa dạng được tìm thấy ở khu vực Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh là những bằng chứng rõ ràng về sự phát triển thương mại đường biển [3], mà nơi đây chính là vị trí rất thích hợp cho một trung tâm thương mại của cả khu vực. Dù thực tế là vậy, nhưng rất khó mà tìm thấy dấu vết của những mối liên hệ này trong sử sách để lại. Mấu chốt vẫn là sự ngộ nhận về vị trí Giao Châu và Lâm Ấp.

Chúng ta đã không dựa vào sự giao lưu ven biển để giải thích hợp lý về việc tín ngưỡng thờ nữ thần lan truyền từ nam chí bắc từ rất xa xưa, thay vào đó là một lịch sử giả tạo gắn với một vị hoàng hậu nhà Tống trôi dạt từ biển Quảng Đông Trung Quốc, hay một hệ thống truyền thuyết mang màu sắc Đạo giáo được các nhà Nho tạo dựng.

Các ông Hoàng được phối thờ trong hệ thống thờ nữ thần, như Hoàng Đôi, Hoàng Bơ, Hoàng Bảy, Hoàng Chín, Hoàng Mười rất có thể là những hoàng tử của vua Lâm Ấp, hy sinh chống giặc ngoại xâm, được nhân dân thờ. Việc họ được gọi là ông hoàng, lại gọi theo thứ, phổ biến với người khu vực từ Quảng Nam trở vào, lại có ông tên Hoàng Bơ, mà chữ Bơ na ná như người Quảng Nam gọi chữ Ba, là những chi tiết trùng khớp với điều tôi đã chứng minh, về một triều đình Lâm Ấp người Quảng Nam cai quản cả khu vực Bắc Bộ trước khi bị nhà Tùy xâm lược. Ngày nay người ta gán ghép họ một cách thiếu cơ sở với những nhân vật lịch sử thời trung đại, đồng thời sáng tạo thêm để phủ kín khoảng số đếm nhằm vá víu cho hợp lý những giải thích sai lầm mà thôi.

Sự ngộ nhận về Giao Châu và Lâm Ấp, kết hợp với việc suốt khoảng thời gian dài kể từ khi dành lại được tự chủ các triều đình Đại Việt đã hạn chế sự mở mang ra bên ngoài theo hướng biển, trên tinh thần hạn chế thương nhân và cảnh giác với ngoại quốc, đã tách biển dần ra khỏi lịch sử của người Việt. Đến lượt điều này lại trở thành tiên đề tạo nên những ngộ nhận căn bản trong việc giải thích nhiều khía cạnh của tiến trình lịch sử, lại vừa đóng một vai trò thiếu tích cực cho ý chí hướng biển của dân tộc trong thời đại ngày nay.

Chú thích:

1. Đặng Xuân Bảng, Sử học bị khảo, Đỗ Mộng Khương dịch, Viện sử học – Nxb Văn Hóa Thông Tin, 1997, trang 247

2. Hà Văn Tấn (cb), Khảo cổ học Việt Nam, tập 2, Nxb Khoa Học Xã Hội, 1999, trang 326

3. https://vtc.vn/can-bao-ton-gap-nhung-kho-bau-vo-gia-trong

Monday, November 21, 2022

Một số kết quả nghiên cứu về cổ sử Việt từ đầu năm 2022 của tôi

 


Tôi xin nêu thêm vài ý kiến cá nhân ở đây.


Thứ nhất, mặc dù những tìm tòi khám phá của tôi đều dựa trên các cơ sở, có chứng cứ sách vở đưa ra, có căn cứ địa lý tương đối phù hợp, nhưng vẫn chỉ là quan điểm riêng. Theo tôi hiểu thì việc tự công bố những kết quả nghiên cứu như thế này hiện vẫn được coi là quyền cá nhân. Trong trường hợp nhận thấy những kết quả này là sai hoặc không phù hợp với pháp luật thì tôi sẽ rút bài và nói rõ việc đó.

Thứ hai, tôi cho rằng những người sống trên đất nước Việt Nam, bất kể có nguồn gốc từ đâu, đều chỉ nên đặt mình vào vị thế của người Việt Nam, do đó việc hiểu càng chính xác tiến trình lịch sử đã xảy ra trên mảnh đất này, thì càng có ích. Lịch sử được viết sai có chăng chỉ phục vụ cho một số lợi ích ngắn hạn trong một giai đoạn nào đó, nhưng xét trên chặng đường dài của dân tộc thì đều gây nhiều tác hại to lớn.



Thứ tự các bài viết đã công bố:

  1. https://hoangcuongviet.wordpress.com/2022/02/02/lan-nay-chung-ta-co-chap-nhan-xet-lai-lich-su-khong/ Lần này chúng ta có chấp nhận xét lại lịch sử không?
  2. https://hoangcuongviet.wordpress.com/2022/05/06/thu-xac-dinh-vi-tri-mot-so-quan-huyen-tren-dat-linh-nam-thoi-han-tim-khu-vuc-trong-dong-tim-kiem-can-nguyen-cua-mot-so-ngo-nhan-lich-su/   Thử xác định vị trí một số quận huyện trên đất Lĩnh Nam thời Hán; Tìm khu vực trống đồng; Tìm kiếm căn nguyên của một số ngộ nhận lịch sử.
  3. https://hoangcuongviet.wordpress.com/2022/06/13/xac-dinh-vi-tri-kinh-thanh-dien-xung-cua-nuoc-lam-ap/  Xác định vị trí kinh thành Điển Xung của nước Lâm Ấp
  4. https://hoangcuongviet.wordpress.com/2022/06/30/lam-ap-hoan-vuong-chiem-thanh-va-nhung-khuat-khuc-cua-lich-su-viet-nam/  Lâm Ấp – Hoàn Vương – Chiêm Thành và những khuất khúc của lịch sử Việt Nam
  5. https://hoangcuongviet.wordpress.com/2022/07/20/van-de-cua-quan-niem-lay-phuong-bac-lam-noi-khoi-nguon-cua-dan-toc/   Vấn đề của quan niệm lấy phương bắc làm nơi khởi nguồn của dân tộc
  6. https://hoangcuongviet.wordpress.com/2022/08/17/chu-nom-va-quang-nam/  Chữ Nôm và Quảng Nam
  7. https://hoangcuongviet.wordpress.com/2022/09/08/ten-goi-co-loa/  Tên gọi Cổ Loa
  8. https://hoangcuongviet.wordpress.com/2022/10/24/vi-tri-cua-nuoc-tay-do/  Vị trí của nước Tây Đồ

Monday, October 24, 2022

Vị trí của nước Tây Đồ

 

Sử sách Trung Quốc ghi nhận nước Tây Đồ (西屠) nằm ở phía nam nước Lâm Ấp. Lâm Ấp thì vốn là một quốc gia độc lập, ở phía nam quận Nhật Nam của nhà Hán, bị Mã Viện xâm lược vào năm 43, rồi lại dành được độc lập từ khoảng năm 193.

Tên gọi Nhật Nam được giải thích là do ở đó bóng mặt trời đổ về phía nam nên được đặt thế. Về sau, người ta coi đó là một cơ sở để khẳng định vị trí Nhận Nam ở phía miền trung của Việt Nam ngày nay. Tuy nhiên, sách Thủy Kinh chú sớ, dẫn lời của Vương Sung, một học giả sống ở thế kỷ 1, khi ông hỏi trực tiếp những người từ Nhật Nam trở về thì họ trả lời là không phải như vậy hết cả, mà có lẽ chỉ ở tháng 5 [tức là tháng 6 dương lịch] (1). Theo căn cứ này thì có lẽ Nhật Nam phải ở khá gần đường chí tuyến bắc, tức là khoảng từ phía nam Quảng Tây Trung Quốc đến phía miền bắc Việt Nam là phù hợp hơn. Trong các bài viết trước tôi đã chỉ ra đúng là như thế. Nhật Nam ở miền nam Giao Châu, mà Giao Châu tức là Lĩnh Nam, vốn ban đầu được đặt tên theo miền núi Ngũ Lĩnh, cách rất xa đất Việt Nam. Một cơ sở khác để củng cố cho nhận định này, là chi tiết trong Hậu Hán thư, quyển 86, chép về thời điểm nhà Hán vừa thiết lập quận huyện ở Lĩnh Nam: “từ đông sang tây một nghìn dặm, từ nam chí bắc năm trăm dặm” (2).Mỗi dặm ước chừng 0.5km. Kích thước trên dĩ nhiên chỉ là ước đoán chứ không thể phản ánh hoàn toàn chính xác, nhưng rõ ràng phạm vi trên hẳn phải nằm lọt trong lưu vực hệ thống sông Châu Giang chứ không thể kéo dài tới miền trung Việt Nam.

Nhiều tài liệu xưa, và ngày nay được coi là một nhận thức chung, là Lâm Ấp đã trở thành huyện Tượng Lâm của quận Nhật Nam, sau khi bị Mã Viện chinh phục vào thời Hậu Hán. Tuy nhiên sách Tiền Hán thư ghi nhận các quận huyện thời Tây Hán trước đó cho thấy đã có huyện Tượng Lâm, một trong năm huyện của quận Nhật Nam. Vậy hẳn đã có sự nhầm lẫn.

Một người Trung Quốc đã viết một cuốn sách riêng về Lâm Ấp, gọi là Lâm Ấp ký. Sách này về sau thất truyền. Tác giả Lịch Đạo Nguyên, đầu thế kỷ 6, dẫn một đoạn Lâm Ấp ký, đề cập chi tiết sau khi Mã Viện chiếm Lâm Ấp, như sau: “Năm Kiến Vũ thứ 19 [năm 43] Mã Viện trồng hai cột đồng ở biên giới phía nam quận Tượng Lâm, ranh giới phía nam của nhà Hán với nước Tây Đồ” (3). Theo đó thì Lâm Ấp bị biến thành quận Tượng Lâm chứ không phải là huyện Tượng Lâm. Cũng theo Lịch Đạo Nguyên, dẫn sách “Tấn thư địa đạo ký”, năm Thái Khang thứ 3 thời Tấn [năm 283] nhà Tấn cơ cấu lại quận Nhật Nam, lị sở “cách cửa sông Lô Dung 200 dăm, là lị sở của huyện Tượng Lâm, Tượng quận thời Tần ngày trước” (4). Thời điểm này Lâm Ấp đã độc lập, thế nhưng nhà Tấn vẫn còn đất Tượng Lâm, vậy đây cũng là một cơ sở cho thấy Lâm Ấp không phải là huyện Tượng Lâm. Tôi cho rằng có thể đất Lâm Ấp mà Mã Viện chiếm được đã bị đặt thành một quận gọi là quận Tượng Lâm, mà về sau do nhầm lẫn hay cố ý người ta đã gán thành huyện Tượng Lâm của quận Nhật Nam.

Chi tiết về cột đồng nơi biên giới giữa Lâm Ấp và Tây Đồ được Lê Quý Đôn đề cập trong sách Vân đài loại ngữ, quyển 3, điều 52. Ông dẫn hai thuyết. Thứ nhất là thuyết của Đỗ Hựu: “Về phía nam Lâm Ấp, vừa thủy vừa bộ, đi hơn 2000 dặm, có nước Tây Đồ Di là nơi Mã Viện dựng hai đồng trụ để nêu rõ địa giới, núi Đồng Trụ chu vi 10 dặm, hình như cái lọng ngả ra, phía tây nhiều dãy núi trùng nhau, phía đông ra ngay biển lớn”. Thứ hai là thuyết của Tống Bạch: “Mã Viện đánh Giao Chỉ, đi từ Nhật Nam, đi về phía nam hơn 400 dặm thì đến Lâm Ấp, lại đi về phía nam hơn 200 dặm có nước Tây Đồ Di. Viện đến đấy đúc và dựng ba cột đồng ở biên giới Tượng Lâm để phân biệt địa giới với nước Tây Đồ Di. Kể từ Giao Châu đi đến chỗ đồng trụ là 5.000 dặm”. Ngoài ra, bộ Lương thư của Diêu Tư Liêm, đầu thế kỷ 7, ghi nhận về Lâm Ấp: “đất ấy dài rộng độ sáu trăm dặm, thành cách biển một trăm hai mươi dặm, phía bắc tiếp giáp với quận Cửu Đức. Biên giới phía nam đường thủy bộ đều hơn hai trăm dặm, có nước Di ở phía tây cũng xưng vương, chính là nơi Mã Viện dựng hai cột đồng để đánh dấu biên giới nhà Hán vậy”.

Con số 2000 dặm do Đỗ Hựu đưa ra có vẻ không hợp lý, xét cả về mức độ cần thiết cũng như khả năng hậu cần để có thể tiến xa ngoài kế hoạch như thế, bởi vì vốn ông ta chỉ đi bình định Giao Chỉ. Ngoài ra, ngày nay người ta đã chỉ ra được nhiều chi tiết lịch sử giả mạo về khu vực Tượng quận ở phía nam, mà vốn xuất phát từ Đỗ Hựu. Con số này có lẽ được lấy căn cứ theo biên giới phía nam của nước Lâm Ấp trước khi bị nhà Tùy xâm lược, vào đầu thế kỷ 7, chứ không phải Lâm Ấp thời Mã Viện xâm lược, ở thế kỷ 1. Đó là một sự nhập nhèm, có thể nhằm ngụy tạo ra một lịch sử về sự chiếm hữu của người Trung Quốc ở khu vực nam Trung bộ Việt Nam vào thời Tần Hán, lấy danh nghĩa cho việc thu phục hết phần còn lại của nước Lâm Ấp đương thời. Đỗ Hựu từng làm Tiết độ sứ ở Lĩnh Nam rồi làm tới chức Tể tướng của nhà Đường.

Vậy có thể con số thực tế là khoảng hơn 200 dặm, tức là hơn 100km tính từ thủ phủ Lâm Ấp đến ranh giới với nước Tây Đồ. Bây giờ chúng ta thử xác định vị trí thủ phủ này.

Căn cứ thứ nhất, dựa trên những kết quả tôi đã chứng minh rằng Lâm Ấp thời Mã Viện vốn ở miền bắc Việt Nam (https://hoangcuongviet.wordpress.com/2022/02/02/lan-nay-chung-ta-co-chap-nhan-xet-lai-lich-su-khong/), vậy thì thủ phủ Lâm Ấp cũng ở trên khu vực đồng bằng sông Hồng. Căn cứ thứ hai, dựa trên những kết quả khảo cổ về thành Cổ Loa cho thấy đó là một tòa thành cổ rất lớn. Người ta tìm thấy những viên gạch Hán được dập niên hiệu, được xác định là các năm 99, 105, 111, sau thời điểm Mã Viện chiếm Lâm Ấp, chứng tỏ đây là tòa thành quan trọng nên được họ chú tâm gia cường. Rất có thể đây chính là thủ phủ. Căn cứ thứ ba, là chi tiết trong Lương thư cho biết thành cách biển 120 dặm, tức là khoảng 60km. Từ Cổ Loa ra tới cửa sông Hồng ở thời đầu Công nguyên với khoảng cách đó là không sai lệch nhiều so với một số tính toán địa chất. Từ ba căn cứ này chúng ta có thể xác định Cổ Loa chính là thành của nước Lâm Ấp thời kỳ đó.

Từ Cổ Loa đi về ranh giới phía nam đường thủy lẫn đường bộ đều hơn 100km, vậy thì đường ranh giới đó hẳn chính là dãy núi Tam Điệp.

Theo mô tả của Đỗ Hựu: “núi Đồng Trụ chu vi 10 dặm, hình như cái lọng ngả ra, phía tây nhiều dãy núi trùng nhau, phía đông ra ngay biển lớn”, thì núi này phải nằm ở cực đông của dãy Tam Điệp. Chúng ta có thể thấy đó chính là ngọn núi Mai An Tiêm. Tính cả khu vực chung quanh núi, cao từ 4m trở lên thì đường chu vi khoảng gần 5km, tức là gần 10 dặm. Bên ngoài là các khu vực thấp hơn, có lẽ được bồi đắp về sau. Truyền thuyết Mai An Tiêm cũng cho biết rằng nơi này vốn là một hòn đảo. Vậy đây có lẽ chính là núi Đồng Trụ.

Kết hợp với việc dựa vào đặc thù địa lý để loại trừ các khả năng khác, thì có thể kết luận rằng khu vực Thanh Hóa, ít nhất là miền đồng bằng, chính là nước Tây Đồ xưa.


                                       Hình ảnh thể hiện ước lượng về phạm vi núi Đồng Trụ.

 Phía nam, cách dãy núi Tam Điệp khoảng 20km là khu vực Hậu Lộc, trung tâm của văn hóa Hoa Lộc thời tiền sử. Ở đây có cửa Lạch Trường, vốn là cửa chính của sông Mã, là trung tâm của Ái Châu ít nhất cho đến thời nhà Lý. Có thể đây chính là đô thành của nước Tây Đồ. Nhà khảo cổ học người Thụy Điển O. Janse từng khai quật được ở vùng này 29 cái mộ Hán, về sau người ta còn có thêm nhiều cơ sở khác để kết luận rằng nhà Đông Hán đã từng đặt được chế độ cai trị ở khu vực đồng bằng Thanh Hóa, như vậy lực lượng nhà Hán chiếm đóng Lâm Ấp đã kế tục Mã Viện mở rộng về phía nam, thôn tính luôn nước Tây Đồ.

Liệu tên gọi này có liên hệ gì với khái niệm Tây Đô?

Tên gọi của người Hán đối với nhiều quốc gia bên ngoài trong nhiều trường hợp chỉ là sự phiên âm tên do người bản địa gọi. Trường hợp Tây Đồ có lẽ cũng thế, bởi vì khái niệm này hiểu theo chữ Hán thì khá vô nghĩa. Ngược lại, tên gọi Tây Đô thì có ý nghĩa rõ ràng, chỉ một kinh đô ở phía tây.

Từ trước đến nay người ta thường hiểu Tây Đô là trị sở ở Thanh Hóa, còn Đông Đô là khu vực Hà Nội. Tuy nhiên, dù thành Tây Đô có dịch chuyển đâu đó dọc đồng bằng ven biển Thanh Hóa thì tương quan phương vị giữa Đông Đô và Tây Đô vẫn hầu như là chính bắc nam chứ không thể là đông tây được. Ngay cả trường hợp đặt kinh thành phía bắc ở Hoa Lư, thời Đinh và Tiền Lê, thì cũng không thể gọi tương quan này là đông tây.

Trong bộ sách Đại Việt sử ký toàn thư, khái niệm Tây Đô thậm chí còn được đề cập trước khái niệm Đông Đô. Sách này chép về sự kiện Lê Hoàn đánh dẹp Đinh Điền và Nguyễn Bặc, cuối năm 979: “Bấy giờ Hoàn mới chỉnh đốn binh sĩ, đánh nhau với Điền, Bặc ở Tây Đô”, kèm theo lời giải thích: “Hoàn người Ái Châu, mà kinh đô ở Hoa Lư, cho nên sử gọi Ái Châu là Tây Đô”. Thời điểm này Đinh Tiên Hoàng vừa mới chết, Lê Hoàn chưa lên làm vua, vậy chưa thể nào lập Tây Đô được? 

Vậy phải chăng tên gọi Tây Đô cũng là do chuyển dịch từ Tây Đồ mà ra?

Người viết bài này thử đưa ra một giả thuyết. Sau khi dành lại độc lập, từ cuối thời Đông Hán, biên giới Lâm Ấp dần được mở rộng ra, bao gồm cả phạm vi nước Tây Đồ và xuống tới cả phía nam Trung Bộ thì tên gọi cũ của các nước đã bị xóa dần đi. Kinh thành Lâm Ấp thời kỳ này nằm ở phía ven biển đông Bắc Bộ, điều này tôi đã chứng minh, qua bài viết đã được dẫn ở phần trên. Sử sách Trung Quốc ghi nhận nhiều cuộc chiến tranh giữa Lâm Ấp và nhà cai trị Giao Châu, mà có trường hợp họ đã chiếm đóng và san phẳng cả kinh thành Lâm Ấp, vì vậy nhà nước Lâm Ấp có thể đã xây dựng thêm một đô thành mang tính phòng thủ ở khu vực Thanh Hóa, tức là nằm về phía tây nam của kinh đô chính thức, lúc này tên gọi của thành Tây Đồ đã bị biến ra thành Tây Đô. Ở giai đoạn này chữ Hán đã phổ biến và hệ thống từ vựng Hán Việt đã hình thành. Rồi khái niệm Tây Đô lại chi phối các vị vua chúa có nguồn gốc từ Ái Châu để rút cục gọi kinh thành phía bắc là Đông Đô.

 

 

Chú thích:

1.       Thủy kinh chú sớ, bản dịch của Nguyễn Bá Mão, trang 373

2.       Hậu Hán thư – quyển 86, An Nam truyện, bản dịch của Châu Hải Đường, trang 187

3.       Thủy kinh chú sớ, sđd, trang 395

4.       Thủy kinh chú sớ, sđd, trang 366

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Friday, September 30, 2022

Tên gọi Cổ Loa

 

This image has an empty alt attribute; its file name is chau-duong-lam.png
Vị trí phỏng định về châu Đường Lâm

Cổ Loa là tên gọi một di tích thành cổ, ở vị trí nay là xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Ngày nay giới khảo cổ phát hiện ra rằng đây là tòa thành có quy mô lớn, tồn tại từ trước Công nguyên, được nâng cấp nhiều lần qua nhiều thế kỷ.

Một số sử sách xưa gán thành này là Loa Thành. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép như sau [kỷ nhà Thục, trang 6a]: “Bấy giờ Thục Vương đắp thành ở Việt Thường, rộng nghìn trượng, cuốn tròn như hình con ốc, cho nên gọi là Loa Thành, lại có tên là thành Tư Long (người nhà Đường gọi là thành Côn Lôn, vì thành rất cao). Thành này cứ đắp xong lại sụt, vua lấy làm lo, mới trai giới khấn trời đất và thần kỳ núi sông, rồi khởi công đắp lại”.

Những chi tiết về Thục Vương và Loa thành gây khá nhiều tranh cãi trong giới viết sử. Chẳng hạn Ngô Thì Sĩ viết trong mục An Dương Vương, sách Đại Việt sử ký tiền biên, là: “Truyện ở Ngoại kỷ phần nhiều là càn rỡ”, các tác giả bộ Khâm Định Việt sử thông giám cương mục cho rằng: “…chứ nếu bảo Thục Vương đây lại là người ở Ba Thục thì không phải”. Vậy, xưa đến nay luôn có ý kiến cho rằngcâu chuyện này có nhiều chỗ không phù hợp thực tế.

Đoạn chép trên Toàn thư có một chi tiết rất đáng xem xét, đó là thành này được người nhà Đường [618-907] gọi là Côn Lôn Thành (崑 崙 城).Kỷ nguyên độc lập của người Việt bắt đầu ngay thời điểm sụp đổ của nhà Đường, mà năm 938 tòa thành thuộc làng Cổ Loa này lại được Ngô Quyền chọn làm kinh đô. Hẳn là đã có một quá trình ghi nhận liên tục từ tên gọi Côn Lôn đến địa danh Cổ Loa và Loa Thành rồi đi vào sử sách.

Tuy nhiên lời giải thích của sử gia người Việt, người nhà Đường đặt tên thành là Côn Lôn vì thành rất cao, là không đủ căn cứ. Sử sách nhà Đường không nói điều này. Chúng ta cũng khó có thể tìm ra một trường hợp nào là tiền lệ cho việc gán ghép tên dãy núi Côn Lôn với một tòa thành.

Phải chăng tên gọi Côn Lôn của tòa thành này xuất phát từ một ý nghĩa khác?

Trong sử sách cổ Trung Quốc thì từ Côn Lôn còn mang ý nghĩa chỉ những tộc người ở ven biển và hải đảo phía nam. Người Lâm Ấp và Phù Nam được họ coi là thuộc nhóm Côn Lôn. Ngày nay thì khái niệm đó có phần tương ứng người Nam Đảo (Austronesian). Nhóm Nam Đảo hiện vẫn là thành phần lớn nhất của cư dân Đông Nam Á. Ngay nhiều nhóm ở sâu trong nội địa Đông Nam Á và phía nam Trung Quốc cũng được nhiều ý kiến trong giới khoa học cho rằng vốn cũng tách ra từ người Nam Đảo.

Tuy nhiên, một điều không nhiều người biết là chính miền Đường Lâm, quê hương của Ngô Quyền, cũng từng thuộc về Lâm Ấp. Đường thư địa lý chí cho biết: “Phúc Lộc Đường Lâm quận vốn là Phúc Lộc quận. Năm thứ 2 niên hiệu Tổng Chương [669] quan Thứ sử Trí Châu là Tạ Pháp Thành chiêu dụ Sinh Lạo, Côn Minh, Bắc Lâu hơn 70 bộ lạc, lấy đất của quận Lâm Ấp nhà Đường mà đặt ra. Năm đầu niên hiệu Thái Định đổi tên là An Vũ Châu. Năm thứ 2 niên hiệu Chí Đức [757] đổi làm quận gọi là Đường Lâm. Năm đầu niên hiệu Càn Nguyên [758] lại phục hồi lại tên cũ của châu. Tùy địa lý chí cho biết về quận Lâm Ấp này, năm đầu niên hiệu Đại Nghiệp [605] nhà Tùy bình nước Lâm Ấp, đặt ba châu là Đăng Châu, Nông Châu, Sung Châu, sau đổi thành các quận là Tỵ Ảnh, Hải Âm, Lâm Ấp.

Côn Minh và Bắc Lâu là các địa danh thuộc Vân Nam Trung Quốc. Có thể thấy rằng Đường Lâm là một châu miền núi, kéo dài từ phía Sơn Tây ngược lên hướng tây bắc, miền đất tương ứng với trấn Sơn Tây sau này.

Làng Đường Lâm của Ngô Quyền khá gần với Cổ Loa, theo đường thủy thì đến được sát chân thành.

Toàn thư cho biết năm 979 người Chiêm Thành từng cho hơn 1000 chiến thuyền sang giúp một hậu duệ nhà Ngô là Ngô Nhật Khánh nhằm lật đổ nhà Đinh vào năm 979. Tống sử cho biếtquốc vương Chiêm Thành năm 985 tên là Thi Lợi Đà Bàn Ngô Nhật Hoan. Đặt hai chi tiết này cạnh nhau và cùng với chi tiết Đường Lâm từng thuộc Lâm Ấp chúng ta sẽ thấy mối liên hệ giữa họ Ngô và người Chiêm Thành, triều đình thừa kế người Lâm Ấp, tức là người Côn Lôn.

Trong các bài viết trước, tôi đã chỉ ra rằng Lâm Ấp từng là một đất nước rộng lớn, kép dài từ phía cực nam Trung Quốc đến núi Đại Lãnh ở miền trung Việt Nam. Đến thời nhà Tùy và nhà Đường thì người Trung Quốc chiếm được một phần lãnh thổ Lâm Ấp, bao gồm kinh thành Điển Xung và chủ yếu phần phía đông bắc. Địa bàn này bao gồm đồng bằng Bắc Bộ, tức là bao gồm Cổ Loa.

Lâm Ấp, khu vực văn minh biển đảo, rồi chịu ảnh hưởng của cả hai nền văn hóa lớn là Ấn Độ và Trung Quốc. Về sau, dưới chế độ Bắc thuộc và các triều đại phong kiến Việt Nam, ảnh hưởng từ Trung Quốc dần lấn át. Điều này dẫn đến một thực tế là ngày nay người ta không nhận thức đúng mức tính chất bản địa cũng như ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, mà thông qua nó là văn hóa Champa, lên vùng đất Đại Việt. Những dấu ấn của tín ngưỡng phồn thực trong dân gian ở Bắc Bộ khá gần gũi với văn hóa Chăm. Ngay tại chùa Dạm ở Bắc Ninh có một cột đá khổng lồ giống biểu tượng linga của người Chăm, mà các hoa văn trên đó cũng được một số chuyên gia xác định là do người Chăm làm ra. Sự phổ biến của trống đồng ra tới miền hải đảo Indonesia chỉ có thể giải thích được nếu tính đến vai trò của cư dân Nam Đảo. Từ lâu, giới khảo cổ đã nhận thấy mối quan hệ giữa nền văn hóa Đông Sơn ở đồng bằng Bắc Bộ và nền văn hóa Sa Huỳnh của cư dân Nam Đảo ở miền Trung có từ giai đoạn đầu Công nguyên, ảnh hưởng lẫn nhau từ hai phía. Nội dung này có thể được tìm thấy trong các bài viết của Nishimura Massarani, Bùi Chí Hoàng, Mariko Yamagata…trong đó còn nhắc tới những tác giả đi trước như M. Colani, Hà Văn Tấn.

This image has an empty alt attribute; its file name is cotdachuadam.jpg



Như vậy rất có thể tên gọi thành Côn Lôn là do người nhà Đường gọi thành của người Côn Lôn, tức là của người Lâm Ấp.

Câu chuyện Thục An Dương Vương và Triệu Đà là một câu chuyện khác, ở một địa phương khác, được gán vào, nên lộ ra nhiều điều vô lý. Tôi sẽ đề cập rõ hơn trong những bài viết sau.



Tên gọi Cổ Loa is now live.

What’s next?

View PostAdd New Post

Take advantage of the QR code to open the post from different devices.

Convert to audio

Seamlessly turn this post into a podcast episode with Anchor - and let readers listen to your post.

Create a podcast episode
This post has been sent to 2 readers