Search This Blog

Friday, September 22, 2023

Về một dòng chảy lịch sử bị quên lãng

 


Trong những thập niên gần đây, trên địa bàn Nam Bộ đã có nhiều phát hiện khảo học quan trọng có thể làm đảo lộn các quan niệm truyền thống về lịch sử toàn khu vực ở thời cổ đại. Tuy nhiên mức độ phổ biến những phát hiện mới này hiện nay vẫn còn khá hẹp.
Trước hết, xin được minh họa cho nhận định trên qua một số thông tin được rút tỉa từ công trình: Khảo cổ học Bà Rịa – Vũng Tàu, do các chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu khảo cổ, thuộc Viện phát triển bền vững vùng Nam Bộ thực hiện.




Bìa 1 tác phẩm: Khảo cổ học Bà Rịa – Vũng Tàu. Tác giả: Bùi Chí Hoàng, Phạm Chí Thân, Nguyễn Khánh Trung Kiên. Năm xuất bản: 2012

- Di tích Bưng Bạc, nay thuộc Thành phố Bà Rịa: Từ kết quả nghiên cứu di tích và di vật cùng với tham khảo kết quả phân tích niên đại C14, các nhà khảo cổ học trực tiếp khai quật di tích này cho rằng, di tích Bưng Bạc có niên đại khoảng 2500-2400 năm cách ngày nay [tr32]

- Địa điểm Hồ Sen trên đảo Côn Lôn: Trên bề mặt xuất lộ các mảnh gốm cổ có chất liệu khác giống với đồ gốm tại di tích Hàng Dương, có xương màu hồng pha cát to, lớp áo màu đỏ thổ hoàng. Niên đại ước định khoảng 4000 – 3500 năm cách ngày nay. [tr35]

- Di tích Bưng Thơm (thuộc ấp A, xã Long Tân, huyện Long Điền): Theo kết quả khái quật lần 3, năn 1997: Phát hiện nhiều cọc gỗ chôn thẳng hàng. Ngoài ra còn có các hiện vật bằng đá, kim loại, gỗ và đồ gốm. Có dầu vết về loại nhà sàn thấp. Từ kết quả C14, các nhà khảo cổ học khẳng định di tích Bưng Thơm thuộc sơ kỳ thời đại đồ sắt tồn tại trong khoảng thế kỷ V-IV trước Công nguyên. [tr37]

- Địa điểm Gò Giồng Tranh, khu vực ngập mặn trên địa bàn huyện Tân Thành: Phát hiện nhiều mảnh gốm tiền sử, 02 rìu tứ giác, 02 rìu vài và 03 hòn nghiền. Niên đại ước định khoảng 3000 năm cách nay. [tr38]

- Địa điểm Gò Ông Kiểng, khu vực ngập mặn trên địa bàn huyện Tân Thành: Phát hiện nhiều hiện vật. Cụm gò này cũng được cho là có niên đại khoảng 3000 năm cách nay. [tr39]

- Nhóm địa điểm Gò Cây Me, thuộc xã Phước Hòa, huyện Tân Thành: Khai quật năm 2004 cho thấy một tầng văn hóa của di tích nằm sâu từ 75cm đến 180cm, cấu tạo bởi nhiều lớp đất màu sắc khác nhau, trong đó phát hiện nhiều công cụ bắng đá (180 tiêu bản), xương (26 tiêu bản), đồ gốm (22 tiêu bản) và 13 vạn mảnh gốm của các loại hình đồ đựng. Gò Cây Me là một di tích cư trú của cư dân cổ trong môi trương sinh thái ngập mặn, ngoài ra đây còn là nơi sản xuất gốm (tìm thấy hiện vật lỗi kỹ thuật cùng vết tích than tro cháy). Niên đại ước định khoảng trên dưới 3000 năm cách ngày nay, di tích này có cùng tính chất và nội dung văn hóa với nhóm di tích đã biết trên địa bàn tỉnh. [tr53]

- Trên khu vực xã đảo Long Sơn, năm 2002 đã phát hiện một số di tích mới: Giồng Lớn, Bãi Cá Sóng, Giồng Ông Trượng, Kênh Tập Đoàn, Gò Ông Kiếng, Gò Găng. [tr49]. Tại di tích Giồng Lớn: phát hiện một di tích mộ táng với 49 mộ nồi và 05 mộ đất. Trong đợt khái quật này, đồ trang sức có số lượng nhiều nhất với 1469 tiêu bản với nhiều chất liệu (thủy tính, đá quý và vàng). Đặc biệt là hai hiện vật nổi in hình đôi mắt và sống mũi bằng vàng, cán mỏng, có lỗ cột dây, mang mặt nạ. Ngoài ra, còn có nhiều loại hiện vật bằng các chất liệu khác như sắt, đá cùng các hiện vật gốm. Niên đại của di tích Giồng Lớn được ước định khoảng 2000 năm cách nay, căn cứ qua so sánh loại hình hiện vật phát hiện trong di tích như đồng tiền Ngũ Thù (thời Tây Hán, có niên đại 206 trước Công nguyên đến năm 25 Công nguyên)[tr52]

- Tại di tích Giồng Lớn, phát hiện 72 ngôi mộ đất. Hiện vật chôn theo trong và ngoài các mộ gồm có: Đồ đất nung: 66 nồi các loại, 38 bát bồng, 24 bình và 01 bình có vòi, 03 vò, 04 chậu, 01 hũ và 105 hạt chuỗi. Đồ thủy tinh: 1092 hạt chuỗi với các dạng hình quả lê, hình cầu, hình trụ, nhiều màu sắc khác nhau như màu xanh, đen, đen sọc trắng, đỏ, tím ,nâu, vàng va 201 khuyên tai. Mã não 51 hạt. Đồ vàng: 03 mặt nạ, 09 khuyên tai, 178 hạt chuỗi, 05 lá vàng, 05 sợi vàng, 01 sợi hình dương vật. Đá Nephrite: 12 vòng hình ống, 02 vòng mặt cắt hình chữ D, 01 vòng có mặt cắt hình tam giác, 14 hạt đá bằng ngọc. Crystal rock: 02 vòng tay, 11 hạt crystal rock. Đồ sắt: 01 kiếm, 01 giáo, 03 dao găm, 08 dao nhỏ, 09 đục [tr91,92]. Đồ trang sức bằng vàng mà cư dân Giồng Lớn có được chắc chắn thông qua con đường giao thương buôn bán. Hai mảnh vàng hình chữ nhật có hình đôi mắt và sống mũi nổi cao, bên ria có các lỗ buộc dây có thể là mặt nạ đeo trên mắt người quá cố. Đây là loại hình hiện vật tìm thấy ờ Philippine và ở Micène (Hy Lạp) có niên đại khoảng thế kỷ XVI trước Công nguyên [tr93]. Vùng đất này đã khởi nguồn cho một nền kinh tế hàng hóa manh nha từ nội địa Bưng Bạc, Bưng Thơm và phát triển ở khu vực Giồng Phệt, Giồng Cá Vồ. Sưu tập đồ trang sức phát hiện trong các di tích ở đây đã đến từ các vùng đất khác như Đông Nam Á, Ấn Độ, Sa Huỳnh,…là một minh chứng khẳng định [tr93]

- Di tích Cồn Miếu Bà thuộc Côn Đảo. Niên đại ước tính từ 2.200 năm đến 2500 năm cách nay. Phát hiện di tích mộ táng với nhiều đồ gốm còn nguyên dạng. Phát hiện 21.642 mảnh gốm, trong đó có 234 mảnh có hoa văn. Phát hiện rất nhiều đồ đá, chủng loại đa dạng. Phát hiện đồ kim loại gồm: 01 tiêu bản vòng khuyên đồng, 01 tiêu bản vòng tay sắt, 01 tiêu bản mũi nhọn sắt, 01 tiêu bản mảnh dao sắt. Phát hiện cả nồi nấu kim loại, xỉ sắt và cả những chiếc bình, vò vai gãy trang trí bằng các nét vạch, các đồ án hình chữ S gãy góc hoặc mềm mại [tr104-106]

- Từ số liệu thu thập được trong các đợt khai quật có thể thấy rằng Bưng Bạc nổi bật loại hình di tích – xưởng chuyên chế tác đồ trang sức mà nổi bật là làm vòng tay đá. Ngược lại, với các phát hiện ở Bưng Bạc, tại di tích Bưng Thơm là sự nổi trội của nghề luyện kim đồng. Các hiện vật khảo cổ phát hiện trong hai di tích xưởng này đã thể hiện rõ quy trình chế tác vòng tay đá ở di tích Bưng Bạc, cũng như quy trình kỹ thuật luyện kim đúc đồng ở Bưng Thơm. Đồng thời cho thấy nhiều khả năng Bưng Bạc, Bưng Thơm là những làng nghề thủ công mà sản phẩm của cư dân ở đây chế tác ra có thể còn mang tính chất hàng hóa dùng trong trao đổi với các công đồng cư dân khác [tr109]

- Hiện tượng thiếu vắng các công cụ chuyên dụng cho thấy dấu hiệu tách bạch giữa sản xuất thô và hoàn thiện sản phẩm. Trong các di tích khảo cổ học ở miền Đông Nam Bộ, việc phát hiện vòng tay có niên đại từ 3000 – 2500 năm cách ngày nay không cho thấy họ tự sản xuất những sản phẩm cho mình mà có thể đã nhận từ một nguồn sản xuất khác về để sử dụng. Rõ ràng khi so sánh về kỹ thuật đến chất liệu sản phẩm cho thấy, miền Đông Nam Bộ thời tiền sử đã có những khu vực chuyên sản xuất những sản phẩm quan trọng cho cộng đồng và phân phối để sử dụng [tr273]

- Tổng số hạt thủy tinh phát hiện tại di tích Giồng Lớn trong đợt khai quật thứ nhất là 1101 tiêu bản, lần thứ 2 là 536 hạt. Hình dạng gồm hình quả lê, hình trụ, hình cầu dẹt, hình con tiện. Màu sắc: xanh biển, xanh cobalt, xanh nõn chuối …. Ngoài hạt thủy tinh, còn phát hiện nhiều loại hình di vật khác làm bằng thủy tinh. Vấn đề đặt ra ở đây là nghề chế tác đồ thủy tinh có nguồn gốc từ đâu và được chế tác như thế nào? [tr276]

- Nhóm nghiên cứu của Yuko Hirano và các cộng sự, năm 2009, sau khi phân tích tỉ mỉ về các di vật thủy tinh đã kết luận rằng những sản phẩm thủy tinh phát thiện trong các di tích khảo cổ học ở Đông Nam Bộ là sản phẩm được chế tác tại chỗ theo phương pháp chế tạo thủy tinh truyền thống Ấn Độ [tr276]

- Sưu tập khuôn đúc khá lớn và đa dạng loại hình phát hiện trong các di tích thuộc địa bàn Bà Rịa – Vũng Tàu cho thấy trên vùng đất này từ 3000 năm trước đã có một nghề luyện kim rất phát triển. Trong sưu tập khuôn đúc phát hiện trong các di tích này có cả những khuôn đúc chế tác dở dang và phần lớn khuôn phát hiện trong khu vực này là loại khuôn giữ - có thể sử dụng được nhiều lần. Điều đó cho thấy khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng và Đông Nam Bộ nói chung là một trung tâm kim khí phát triển, có nhiệm vụ chế tác khuôn đúc, vốn là một công đoạn quan trọng của nghề luyện kim [tr278,279]. Dễ nhận thấy là có rất nhiều điểm chung với trung tâm kim khí Đông Bắc Thái Lan từ loại hình khuôn đúc, sản phẩm và cả thành phần hợp kim[tr280]

- Gốm vẽ màu là một yếu tố văn hóa độc đáo, lần đầu tiên phát hiện trong các di tích tiền sử Việt Nam, mà hầu hết tập trung trong các di tích khảo cổ học Bà Rịa Vũng Tàu. Gốm vẽ màu có niên đại sớm nhất được phát hiện ở văn hóa thuộc thời đại đá mới ở Lưỡng Hà (thiên niên kỷ VII-VI TCN). Còn ở Đông Nam Á thì nổi bật nhất là Ban Chiang, Ban Nadi (Thái Lan), có niên đại muộn, gần gũi với các di tích Bưng Bạc, Bưng Thơm của Bà Rịa Vũng Tàu [tr291]. Việc phát hiện gốm vẽ màu trong các di tích tiền sử Bà Rịa Vũng Tàu cho thấy tính giao lưu và hội nhập giữa các vùng, nhất là sự giao lưu văn hóa Đông Nam Bộ và Đông Bắc Thái Lan, cùng với sự phát triển các yếu tố văn hóa khác nhau như luyện kim đã thực sự chứng minh cho thấy Bưng Bạc, Bưng Thơm là một đỉnh phát triển của tiền sử Bà Rịa Vũng Tàu khoảng 3000 năm trước [tr292]

- Vào khoảng 500 TCN đến thế kỷ III-II TCN trên khu vực Đông Nam Á lục địa và hải đảo xảy ra quá trình tiếp biến văn hóa mà trước đây nhiều học giả gọi là hiện tượng “Ấn Độ hóa”. Hay sau này nhiều nhà khảo cổ học gọi là “sự đột biến văn hóa”. Gần đây, người ta nhận ra nguyên nhân sâu xa của quá trình tiếp biến văn hóa này là do ảnh hưởng mạnh mẽ của sự lan tỏa những mạng lưới thương mại buôn bán, đặc biệt là mạng lưới buôn bán trên biển từ vùng bờ biển Đông Ấn Độ đến những khu vực khác nhau của Đông Nam Á lục địa và hải đảo [tr330]. Cộng hưởng cùng khuynh hướng phát triển thương mại, nghề thủ công chế tạo hạt chuỗi bằng đá quý phát triển hơn bao giờ hết. Đây là một nghề xuất hiện ở Ấn Độ ở thiên niên kỷ thứ II-II TCN [330]. Đến khoảng năm 600 TCN Ấn Độ mới bắt đầu biết đến thị trường Đông Nam Á và thị trường này nhanh chóng thu hút sản phẩn hạt chuỗi chế tạo từ Ấn Độ. Kỹ thuật và nguyên liệu từ Ấn Độ cũng du nhập vào Đông Nam Á rất sớm và rất nhanh [tr331]

- Ariyankupam, chỉ cách bở biển ở Nam Ấn 3km là một di chỉ nổi tiếng. Kết quả khai quật cho thấy đây là một trung tâm sản xuất hạt chuỗi quy mô lớn. Người thợ thủ công ở đây sản xuất hạt chuỗi mã não, agate, và thủy tinh với khá nhiều loại hình. Phương pháp sản xuất thủy tinh ở đây được xem là tiêu biểu cho kỹ thuật sản xuất hại chuỗi thủy tinh đơn sắc bằng phương pháp kéo thủy tinh (lada). Kỹ thuật này thường để lại những dấu vết riêng, rất thuận tiện cho việc xác định nguồn gốc của thủy tinh sớm. Chuỗi hạt mã não Ấn Độ được phát hiện ở Ban Don Ta Phet và ở một số di tích Sa Huỳnh ở Việt Nam có niên đại sớm nhất khoảng 400 năm TCN. [tr333]

- Rất nhiều di tích khảo cổ học trong niên đại thế kỷ V TCN đến thế kỷ I-II AD chứ đựng những đồ trang sức Ấn Độ, Trung Cận Đông, thế giới Roman. Chúng ta cũng có những sưu tập đồ trang sức thương mại giàu có ở trong các di tích mộ táng vùng cận Biển Đông của Vũng Tàu, Cần Giờ , vùng hạ lưu Đồng Nai, từ đây có thể khẳng định chắc chắn rằng phần lớn những hạt chuỗi Ấn Độ đến các di tích này, cũng như Sa Huỳnh, là từ những di tích xưởng chế tạo hạt chuỗi thương mại ở Nam và Đông Ấn Độ. [tr334]

- Mặt nạ vàng ở Giồng Lớn rất giống mặt nạ vàng ở các di tích tiền sử muộn ở Java, Indonesia. Lần tìm nguồn gốc những hiện vật vàng này, John Miksic cho chúng ta thấy rằng khoảng 300 năm trước Công nguyên, các thương cảng cổ dọc bờ biển miền Trung và Nam Việt Nam là những điểm rất quan trọng trên con đường thương mại qua biển Đông nối châu Á với thế giới phương Tây. [tr345]

- Những khuyên tai hai đầu thú bằng đá ngọc nephrite nguyên liệu từ mỏ ngọc Đài Loan có mặt ở Khao Sam Kaeo (Thái Lan), Gò Mả Vôi (Quảng Nam, Việt Nam) [tr348]

- Hạt chuỗi mã não được coi là di vật điển hình về quan hệ với Ấn Độ [tr350]. Hạt chuỗi Indo-pacific, tên gọi chỉ hạt chuỗi nhỏ, không định hình, rất nhiều màu sắc khác nhau và kỹ thuật chế tạo nguyên thủy là ở Ấn Độ rồi được chuyển tải đến các quốc gia khác ở Nam Ấn trong thiên niên kỷ I TCN. Kỹ thuật làm hạt chuỗi này gọi là kỹ thuật kéo ống Lada. Đây là kỹ thuật sản xuất hàng loạt hạt chuỗi thủy tinh từ một ống thủy tinh có lỗ rỗng kéo ra trong quá trình nấu thủy tinh. Thủ thuật thành công là ở chỗ, người thợ phải có kinh nghiệm nhận biết khi nào độ chảy của thủy tinh đến độ kéo để nó không bị dính [tr351]. Loại hình hạt chuỗi rất nhỏ, màu gạch, xương đục chứ không trong như loại hạt chuỗi thông thường thì thuộc loại hạt chuỗi Multusalah . Loại này rất phổ biến ở di tích Giồng Lớn, các di tích văn hóa Sa Huỳnh, Óc Eo, Campuchia, Thái Lan, Philippine, Indonesia, Malaysia. Đặc biệt, những hạt chuỗi thủy tinh loại hình multisalah màu đỏ thổ hoàng đục tìm thấy ở khu vực này, sau khi phân tích thành phần cho biết chúng thuộc hai loại thủy tinh, một loại thủy tinh hỗn hợp giàu Kali và phần lớn là thuộc loại thủy tinh Potash (Kali Carbonat). Theo các tài liệu trước đây (Francis P 1990), loại thủy tinh này là đặc trưng của khu vực Nam Ấn, đặc biệt là di tích ở Arikamedu, cuộc khai quật gần đây nhất ở di tích này đã cho thấy nhiều bằng chứng hơn về quy trình chế tạo chuỗi hạt thủy tinh tại chỗ quy mô khá lớn của nó cũng như chuỗi thời gian kéo dài của nghề thủ công chuyên hóa này tại Arikamedu. Từ những tài liệu khảo cổ học ở cụm cận biển Đông Nam Bộ như Giồng Lớn, Giồng Cá Vồ, Giồng Phệt, chúng ta có thể khẳng định niên đại có mặt của chuỗi hạt thủy tinh và đá quý – dòng hạt chuỗi thương mại - ở miền nam Việt Nam sớm hơn rất nhiều niên đại có ghi chép trong thư tịch Trung Quốc và các tài liệu Sankrit cổ của Ấn Độ. Điều này cũng xảy ra trên các địa bàn khác ở Đông Nam Á. [tr351 352]



Như vậy:
Rõ ràng đã có những bằng chứng khách quan và nhận định của giới chuyên môn xác nhận về mối quan hệ thương mại giữa khu vực Ấn Độ, và có thể cả phía tây, với phần Đông Nam Á lục địa và hải đảo từ nhiều thế kỷ trước cột mốc Công nguyên, “sớm hơn rất nhiều niên đại có ghi chép trong thư tịch Trung Quốc và các tài liệu Sankrit cổ của Ấn Độ”. Điều này cũng có nghĩa là các bộ sử viết về lịch sử cổ đại trên đất Việt Nam, mà cho đến nay vẫn dựa nhiều vào các nguồn thư tịch cũ, chủ yếu là của Trung Hoa, đã có một độ vênh khá lớn so với thực tế.

Tiến trình Ấn Độ hóa đã diễn ra sớm hơn và mạnh hơn so với quan niệm truyền thống. Thậm chí tôi cho rằng cột mốc “Đến khoảng năm 600 TCN Ấn Độ mới bắt đầu biết đến thị trường Đông Nam Á”, vừa được trích dẫn ở trên, như một mở đầu về tiến trình Ấn Độ hóa, là một cột mốc muộn hơn thực tế. Con đường ven biển từ Lưỡng Hà qua Ấn Độ sang phía Biển Đông có lẽ đã được thiết lập hai chiều từ những bước đầu di dân của nhân loại và vẫn được duy trì ở mức độ nào đó. Trong các tài liệu khảo cổ và ghi chép của người Sumer, chủ nhân đầu tiên của nền văn minh Lưỡng Hà, từ khoảng 3000 năm TCN, cho thấy bằng chứng về mối giao thương lớn với vùng Kerala ven biển phía nam Ấn Độ cách đó gần 4.000km, (xem https://vi.wikipedia.org/wiki/Kerala). Dĩ nhiên, với nhu cầu cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận thường trực, các thương nhân không thể không mở rộng sự tìm kiếm sang phía đông. Sự hiểu biết của thương nhân ở Ấn Độ về phía Biển Đông hẳn là trội hơn các thương nhân ở Lưỡng Hà, và tất nhiên là cả thương nhân châu Ấu, mà kiến thức của họ thu được đã giúp cho các học giả châu Âu từ vài thế kỷ trươc Công nguyên có những hình dung nhất định về ven biển phía đông châu Á (xem https://digitalmapsoftheancientworld.com/ancient-maps/) như thế đủ hiểu rằng đã có những mối liên hệ rất sâu xa từ nến văn minh Ấn Độ đối với khu vực Đông Nam Á.


Như vậy thì việc cho rằng ở thời cổ đại có những dòng chảy phát triển đi từ thế giới phía tây sang phía nam rồi ra phía bắc, dựa vào đường biển, mà khu vực Việt Nam nằm trên con đường đó, là phù hợp với thực tế.
Ở phía bắc cũng có những dấu tích của văn minh Ấn Độ nhưng sự thể hiện về mức độ phát triển lẫn niên đại không thể so sánh với phía nam, mà ngoài các di chỉ trên đất Bà Rịa Vũng Tàu còn có các di chỉ tầm cỡ hơn, như Dốc Chùa (trung tâm kim khí) ở Bình Dương, Óc Eo (trung tâm buôn bán) ở An Giang… là những minh chứng.

Bên cạnh những bằng chứng khảo cổ học đã được nêu, là nhiều bằng chứng về ngôn ngữ mà tôi đã trình bày trong các bài viết trước, cung cấp mối liên hệ sâu xa giữa Việt với Hindi và Champa. Mà Champa cũng rõ ràng chịu ảnh hưởng lớn từ nền văn minh Ấn Độ và khu vực biển đảo phía nam:

- Ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ đến khu vực Viễn Đông xét từ phương diện ngôn ngữ https://hoangcuongtp.blogspot.com/2023/09/anh-huong-nen-van-minh-o-en-khu-vuc.html

- Mối liên hệ giữa từ ngữ Chàm, Việt và Hán Việt
https://hoangcuongtp.blogspot.com/2023/03/moi-lien-he-giua-tu-ngu-cham-viet-va.html


Quan niệm chủ đạo hiện nay vẫn coi lịch sử của dân tộc Việt Nam là tiến trình một chiều từ bắc vào nam. Thực tế quan niệm này bị chi phối bởi một tiến trình muộn, và không nhiều tính cơ học như cách hiểu hiện nay. Dưới tinh thần Bắc gốc Nam ngọn của các triều đại phong kiến Việt Nam, diện mạo của lịch sử có thể đã bị làm cho sai lệch theo chủ ý. Tiến trình muộn đó còn gắn liền với tinh thần cai trị của Nho giáo, trong đó có quan niệm “dĩ nông vi bản”, buộc chặt người dân vào ruộng và làng cho tiện việc cai trị. Việc này dĩ nhiên hạn chế sợi dây liên hệ của dân tộc với thế giới bên ngoài, góp phần tạo ra nhận thức không đúng, là người Việt vốn từ xưa đến nay ít có truyền thống biển. Nói cánh khác thì họ đã bóp nghẹt truyền thống biển của dân tộc.

Tư tưởng nặng về đất liền mà nhẹ về biển vẫn ảnh hưởng khá mạnh, trong những diễn giải khảo cổ và lịch sử. Ngay trong cuốn sách trên vẫn phải trích phát biểu của một lão làng trong lĩnh vực khảo cổ học Việt Nam là: “kỹ thuật làm thủy tinh có tính chất bản địa và xuất hiện ở nước ta tương đối sớm. Trên cơ sở những kết quả đạt được, chúng ta thấy rằng giả thuyết về sự du nhập của những đồ thủy tinh từ bên ngoài vào nước ta ở những thế kỷ đầu Công nguyên là điều không thể chấp nhận được” tr274. Có thể coi đó là một cách cân bằng của các tác giả sách bên cạnh những phát biểu có tính “hướng ngoại” dựa trên các bằng chứng thực tế. Ngoài ra thì cách diễn giải rằng cư dân đồng bằng ven biển vốn là những cư dân từ vùng cao tiến xuống theo tiến trình bồi lấp đất đai và sự thay đổi tập quán sinh sống, một tư tưởng phủ bóng trong rất nhiều công trình được phổ biến, cũng cần được xem lại.
Sự hình thành của một cộng đồng cư dân mới ở vùng thấp rất có thể do các nhóm cư dân ở có tập quán sống vùng thấp từ nơi khác chuyển đến, chứ không hoàn toàn phải từ vùng cao xuống. Thậm chí trên thực tế thường xảy ra xu hướng ngược lại. Những thành tố ngoại lai này có thể có trình độ phát triển cao hơn, góp phần tạo nên dấu ấn, diện mạo của vùng đất mới.


Theo hướng vừa trình bày, tôi thử giải quyết vấn đề địa danh Bà Rịa, một vấn đề vẫn còn chưa rõ ràng và để lại nhiều tranh luận.

Nếu từ phía nam đi lên theo đường biển thì có thể coi khu vực Bà Rịa là một cửa ngõ án ngữ miền Đông, khi đó Vũng Tàu vẫn chủ yếu là đất ngập nước chứ không phải như ngày nay. Bên cạnh đó thì vùng cửa sông Hậu sẽ là cửa ngõ miền Tây. Vùng này ngày xưa còn có tên là Ba Thắc, có cửa Ba Thắc là một cửa lớn, nay đã bị lấp bồi.
Các nhóm từ phía nam đi lên rất có thể là các nhóm thương nhân và dân chinh phục ở ven biển phía nam Ấn Độ, mà trên bài này đã thể hiện là có khu vực ảnh hưởng Nam Bộ thời sơ sử.
Hai cái tên Bà Rịa và Ba Thắc gần âm với một cặp từ trong tiếng Telugu, được sử dụng rộng rãi ở vùng ven biển phía nam Ấn Độ, là Bhārya (vợ) và Bharta (chồng). Thông tin này bạn đọc có thể kiểm tra theo chương trình Google translate Tiếng Việt - Tiếng Tegulu.

Lịch sử thành văn của Trung Quốc có chép lại từ một nhân vật tên là Khang Thái, làm quan cho nhà Đông Ngô, đi sứ đến Phù Nam vào năm 226. Phù Nam bao gồm cả vùng Nam Bộ ngày nay. Khang Thái chép rằng vùng đất này vốn xưa có một nữ nhân tên là Liễu Diệp làm vua. Sau đó có một nam nhân tên là Hỗn Điền cùng đội thuyền từ phía nam đến chinh phục, lấy nữ nhân này làm vợ. Con cháu họ được chia địa bàn thành bảy vùng. Về sau Bàn Huống thôn tính được tất cả. Sách của Khang Thái thì đã thất truyền, nhưng câu chuyện trên đã kịp đi vào các bộ sử lớn của Trung Quốc như Nam Tề thư, Lương thư…


Phải chăng Bà Rịa và Ba Thắc chính là đất vợ và đất chồng trong tiếng Tegulu? Bây giờ thì mọi kiến giải chỉ dừng ở mức giả thuyết chứ không thể nào chắc chắn được.

Tuesday, September 5, 2023

Ảnh hưởng nền văn minh Ấn Độ đến khu vực Viễn Đông xét từ phương diện ngôn ngữ

  

Cho đến nay, người ta đã chứng minh rằng tổ tiên của cư dân Đông Á là những người di cư từ phía tây sang, theo nhiều đợt khác nhau, mà một phần đi qua vùng tiểu lục địa Ấn Độ. Do vậy, ảnh hưởng từ nền văn minh Ấn Độ đến phía đông châu Á là điều hiển nhiên. Thế nhưng mức độ ảnh hưởng như thế nào, đặc biệt là đối với khu vực Trung Quốc và phía bắc Việt Nam vẫn còn là một đề tài lớn cho nhiều lĩnh vực nghiên cứu.

Bài viết này tập trung chủ yếu vào khía cạnh ngôn ngữ.

Trước hết, xin so sánh một số từ trong ngôn ngữ Hindi, ngôn ngữ chính ở Ấn Độ, và tiếng Phổ thông Trung Quốc:

नर nar (nam giới) 男 nán
माँ maan, मा ma (mẹ) 妈Mā
मौ mau (mẹ) 母 Mǔ
मौसी mausee (dì) 姨 yí
यह yah (nó) 者 zhě (anh ta, nó, nọ)
मुखिया mukhiya (kẻ đứng đầu) 牧 mù (kẻ thống trị, chăn dắt)
नौकरानी naukaraanee (người giúp việc) 奴 nú (người hầu, nô lệ)
घर ghar (nhà) 家jiā
गन्ना ganna (mía, đường mía) 甘gān (ngọt)
लीची leechee (quả vải) 荔枝lìzhī
फेफड़ा phephada (phổi) 肺 fèi
पशु pashu (súc vật) 畜 chù, xù
मुर्गी murgee (con gà mái) 雞 jī (con gà)
शेर sher (con sư tử) 狮 shi
साँप saanp (con rắn) 蛇 shé
जल jal (nước) 江jiāng (sông lớn)
धारा dhaara (suối) 河hé (sông)
फिस phis, फ्यय phyay (phí, lệ phí) Phí (費 bì, fèi)
जालसाजी jaalasaajee (giả mạo); जालसाज jaalasaaj
(người giả mạo); जालसा jaalasa (cạm bẫy) 假 jiǎ (dối trá)
दुष्ट dusht (độc ác) 毒Dú (độc hại, độc ác)
संघ sangh (liên hợp) 双 suang (cặp, cùng nhau)
द da (các) 多 duō (nhiều)
हुआ hua (đã xảy ra 脚Jiǎo (chân)
बांग baang (bùng nổ) 砰Pēng (tiếng nổ, tiếng động lớn)
शुरू shuroo (bắt đầu) 初 chu
हो ho (đúng) 乎 hū = có đúng không?
जैसा jaisa (bằng, như) 偕jiē (đều, cùng)
दंड dand (một sự trừng phạt) 掸 Dǎn (đánh)
भया bhaya (sợ hãi) 害怕Hàipà
माल maal (các mặt hàng) 賣 mài (bán); 买 mǎi (mua)
लहर lahar (sóng) 浪làng, láng
बाँट baant (chia sẻ) 頒 bān (ban phát, chia cho)
बंध bandh (liên kết) 班 bān (toán, tốp, đoàn, lớp…); 邦 bāng (bang, nước);帮bāng (liên kết, băng đảng)
नौस naus (buồn nôn) 瑙斯 Nǎo sī
जाँच करना jaanch karana (kiểm tra) 查看Chákàn
लहंगा lahanga (lò nung) 炉火 Lú huǒ (ngọn lửa); 炉 lú (cái lò); 火 huō (lửa)
बड़ा bada (to lớn) 霸 bà ( trùm, lớn); 大 dà (lớn)

Bảng so sánh không chỉ cho thấy tính chất đồng nguyên của các từ ngữ hai bên mà còn cho thấy dấu hiệu vay mượn trong ngôn ngữ Trung Quốc từ hệ ngôn ngữ Ấn Độ, những khái niệm rất cổ xưa.

Nhận định này vừa phù hợp với sơ đồ di cư của loài người, như đã đề cập, lại được hậu thuẫn bởi một số chi tiết khác.

Phật Thích Ca, một nhân vật được xếp vào hàng có ảnh hưởng nhất về tư tưởng ở Trung Quốc, là một người Ấn Độ. Bồ-đề-đạt-ma (~470 – 543), một người Ấn Độ khác, cũng để lại những di sản tinh thần lớn ở Trung Quốc cho đến nay. Những điều này không thể không phản ánh vị thế lớn của nền văn minh Ấn Độ trong nhận thức của người Trung Quốc và một truyền thống tiếp thu từ nền văn minh đó.

Sách Trúc thư kỷ niên, được biên soạn trong một thời gian dài, cho đến thế kỷ 3 TCN, cho biết vào năm thứ 13 đời Chu Ẩn Vương (tức là năm 302 TCN) thì Hàm Đan (tức là nước Triệu) lệnh cho các Tướng quân, Đại phu cùng với con đích và thuộc cấp của họ đều phải mặc Hồ phục (1). Hồ là một khái niệm người Trung Quốc chỉ một thứ người ngoại tộc. Người Ấn cũng được gọi là Hồ nhân, mặc dù không hẳn Hồ đều là Ấn. Có lẽ khái niệm người Hồ là chỉ chung những nhóm mang đặc điểm Ấn – Âu bao gồm các tầng lớp trên của xã hội Ấn Độ đương thời. Người Ấn từng có một đế chế rộng lớn dưới thời A Dục Vương (Ashoka) thế kỷ 3 TCN, quy mô lớn hơn nhiều so với toàn bộ lãnh thổ bảy nước đương thời ở Trung Quốc, đó cũng là một bằng chứng cho thấy sự phát triển sớm của xã hội Ấn Độ cổ đại, trong mối so sánh với Trung Quốc.


Các trường hợp tiếng Hán vừa được liệt kê là thuộc ngôn ngữ Hoa Bắc (mặc dù ngày nay không chỉ được nói ở Hoa Bắc). Bây giờ xin đề cập đến hai nhóm ngôn ngữ phía nam Trung Quốc là tiếng Mân (trung tâm là vùng Phúc Kiến) và tiếng Quảng Đông.

Ba trường hợp sau đây trong tiếng Mân, ghi theo cách phát âm, nghĩa tiếng Việt được để trong dấu ngoặc, là:

1. dzhən (ruộng lúa).
Chữ Hán chỉ ruộng lúa là 田, bính âm là tián. Trường hợp này âm Hoa Bắc khác hẳn âm Mân nên khó có thể cho rằng từ dzhən có nguồn gốc phía bắc, ngoài ra thì phía bắc không có ruộng lúa. Hiện các học giả vẫn chưa giải quyết được vấn đề nguồn gốc của từ này (theo https://vi.wikipedia.org/wiki/Tiếng_Mân).
Khái niệm “ruộng lúa” trong tiếng Hindi được gọi là “dhaan ka khet” – धान का खेत. Trong đó dhaan = cơm, ka khet = cánh đồng. Trong tiếng Bangla, cũng được nói ở vùng tiểu lục địa Ấn Độ thì Dhāna (ধান) có nghĩa là thóc, Dhāna kṣēta (ধান ক্ষেত) có nghĩa là ruộng lúa. Hai tên gọi này rõ ràng cùng một gốc.
Có thể thấy khái niệm ruộng lúa được hình thành như sau: Đầu tiên là người ta có Thóc hay Cơm (dhaan) từ việc thu nhặt lúa hoang, sau đó thu thập và trồng trên những cánh đồng, vì thế sinh khái niệm “dhaan ka khet”, tức là “cánh đồng của cơm” hay “đồng lúa”.

Đến đây thì có thể thấy từ “dzhən” của tiếng Mân chính là từ vay mượn và biến hóa từ nền văn minh Hindi. Điều này cũng ủng hộ quan điểm về nguồn gốc sông Hằng của cây lúa thuần hóa, trong số các quan điểm khác hiện chưa ngã ngũ.

2. Chéo (chim)

Chữ Hán là 鳥, thường phát âm là niăo hoặc dăo. Trường hợp này âm Hoa Bắc cũng khác hẳn âm Mân. Trong khi đó từ Chéo lại có dấn hiệu gần với là từ chidiya चिड़िया trong tiếng Hindi, và từ Chim trong tiếng Việt. Rất có thể các từ Chéo (tiếng Mân) và Chim (tiếng Việt) đều mượn từ ngôn ngữ Hindi, không đi qua trung gian Hoa Bắc.


3. Cu-ê hoặc Ku-ê (gà),

Chữ Hán là 鸡, âm Hoa Bắc là jī. Chữ này được ghi âm Quảng Đông theo phiên âm quốc tế là gai, đọc giống với kai.
Các âm chỉ khái niệm con gà của tiếng Mân và tiếng Quảng Đông có thể xuất phát từ cùng một nguồn và không có dấu hiệu qua trung gian Hoa Bắc.

Từ chỉ “gà” trong một số ngôn ngữ ở Nam Á, bao gồm tiếng Tamil và Malayyalam ở Ấn Độ, như sau:

Tiếng Hindi: मुर्गा murga (con gà nói chung), मुर्गी murgee (con gà mái), मुर्गियाँ murgiyaan
(những con gà mái)
– Tiếng Tamil: கோழி Kōḻi (số ít), கோழிகள் Kōḻikaḷ (số nhiều)
– Tiếng Malayalam: കോഴി caaazhi (số ít) / കോഴികൾ kozhikal (số nhiều)
– Tiếng Lào: kai
– Tiếng Miến Điện: kyaatsarr
– Tiếng Thái: kị̀ (thực tế âm nghe ra là kài)
– Tiếng Mường: Ka
– Tiếng Việt: Gà; Ga (tiếng vùng khu 4); một số nơi phát âm là Gè; Kê (tên mà người Việt gán với chữ 雞 của người Hán). Ngoài ra còn có từ “gà mái ghẹ” để chỉ con gà mái con gà mái non. Trong tiếng Hindi còn có từ ande (अंडे) chỉ những quả trứng, mà có lẽ đó là nguồn gốc của từ Đẻ trong tiếng Việt.


Bây giờ chúng ta hãy xem xét một số âm Hán ở Quảng Đông trong sự đối chiếu với các từ Hindi có liên quan. Sau mỗi chữ Hán sẽ là phiên âm Bắc Kinh/phiên âm Quảng Đông.


मौ mau (mẹ) – 母 mǔ/mou
सच sach, सत् sat (sự thật) – 实 shí/sat
मुखिया mukhiya (kẻ đứng đầu) – 牧 mù/muk (kẻ chăn, kẻ đứng đầu)
मुर्गा murga; मुर्गी murgee (gà) – 雞 jī/gai
सैनिक sainik (lính) – 使 shǐ/sai (sai khiến)
पाप paap (tội) – 法fǎ/faat (phép tắc, pháp luật, sự trừng phạt)
फन phan (vui vẻ) – 奋 fèn/fan (phấn khởi)
थप thap (hơn) – 拓 tà/taap (khai triển, mở rộng)
या ya (hoặc) – 也 yě/jaa cũng, vậy
दक्ष daksh (có hiệu quả), दक् dak (kỹ năng) – 得dē /dak (được, hiệu quả)
दुष्ट dusht (độc ác) 毒 dú/duk (độc hại, độc ác)
मोटा mota (dày, mập) 漠 mò/mok (to lớn)
कंपन kampan (rung động), कामुक kaamuk (gợi cảm) – 感 gan/gam (cảm động)
कब् kab (khi) – 急 jí /gap (nhanh, gấp rút)
नकाब nakaab (mặt nạ) – 匿 nì/nik
नौस naus (buồn nôn) – 瑙斯 Nǎo sī/nou si
सुख sukh (niềm hạnh phúc) – 福 Fú/fuk (Sung sướng)
की kee (của, thuộc về) – 圻 qí/kei (biên, cõi)

Bảng đối chiếu này cho thấy dấu vết của ngôn ngữ Hindi trong tiếng Quảng Đông.

Nội dung vừa được trình bày cũng cho thấy sự vay mượn của ngôn ngữ khu vực Đông Nam Á từ Ấn Độ.

Tóm lại, chúng ta có thể hình dung như sau: Ban đầu tiếng Hindi có ảnh hưởng khắp cả nam bắc Trung Hoa. Sự vay mượn các khái niệm rất cơ bản cho thấy ảnh hưởng này khá sớm và sâu sắc. Sau đó ngôn ngữ phía bắc lại dần lan xuống phía nam, che lấp dần ảnh hưởng trực tiếp của ngôn ngữ Hindi ở phía này.

Sử sách Trung Quốc chép việc chinh phục vùng Lĩnh Nam một cách khá mờ nhạt, không hợp lý đối với miền lưu vực Châu Giang trên thực tế khá lớn và giàu nguồn lực.

Theo nội dung tấm bản đồ của Pomponius, một nhà địa lý La Mã, soạn vào năm 43AD thì lãnh thổ Trung Quốc không chiếm nhiều về phía nam như những mô tả khác. Dưới đây là nội dung tấm bản đồ Pompnius được phục dựng bởi Konrad Miller, một nhà sử học và chuyên gia bản đồ người Đức, năm 1898:

 
Bản đồ Pompnius được phục dựng bởi Konrad Miller. 
Nguồn: https://digitalmapsoftheancientworld.com/ancient-maps/pomponius-melas-map/
 
Toàn bộ khu vực mà ngày nay chúng ta cho là Đông Nam Á, và có lẽ cả vùng phía nam Trung Quốc đều thuộc về Ấn Độ. Tất nhiên chúng ta có thể cho rằng mô tả này không đúng với thực tế năm 43, Pomponius không thể có các tài liệu cập nhật như ngày nay mà phải dựa vào những nguồn có thể đã rất lạc hậu. Ngoài ra thì sự ghi nhận của các thương nhân về lãnh thổ có thể gần với đặc tính của dân cư, của ảnh hưởng mềm nói chung, chứ không trùng hoàn toàn với ghi nhận quan phương trên giấy tờ của sử sách ở Trung Quốc.

Theo sử sách Trung Quốc thì ở thế kỷ 5 TCN nước Việt của Câu Tiễn chỉ đến đất Cối Kê (nay là thành phố Thiệu Hưng tỉnh Chiết Giang) là hết. Vậy thì phần phía nam là họ mở rộng dần về sau. Trung tâm đất Mân là Phúc Châu lệch về phía nam so với vị trí được xác định là Cối Kê xưa khoảng 450km theo đường thẳng, bao phủ bởi vùng núi cao chạy sát tận bờ biển. Theo Sử ký của Tư Mã Thiên, quyển Đông Việt liệt truyện, đến năm Kiến Nguyên thứ 6 (135TCN) các đại thần nhà Hán còn tranh luận xem có nên lấy đất Việt cho vào nội thuộc hay không. Rồi nhà Hán chiếm dần, đến năm Nguyên Phong thứ nhất (110TCN) mới chiếm hẳn Mân Việt.

Điều này cho thấy việc xác định vị trí đường ranh giới như trên bản đồ chưa hẳn đã là vô lý. Có lẽ Pomponius dựa trên mô tả đoạn hành trình đi từ đảo Borneo (còn gọi là Kalimantan) qua đảo Luzon đến đảo Đài Loan, trên con đường này còn có một số đảo nhỏ kết hợp thành vòng cung ngoài của Biển Đông. Con sông phía bờ đối diện là Min Jiang (Mân Giang), dài 541km chảy qua tỉnh lị Phúc Châu của tỉnh Phúc Kiến ngày nay
 
 
 
 

 Sông Minjing ở Phúc Kiến. Nguồn: https://de.wikipedia.org/wiki/Min_Jiang_(Fujian)

Sự hiện diện của đế chế người Ấn thời A Dục Vương ở phía nam Trung Quốc là điều có thật, được Lịch Đạo Nguyên (thế kỷ 5-6) nhắc trong sách Thủy Kinh chú, từ một văn bản tên là “Lâm Ấp ký” có trước đó, ngày nay đã thất truyền:
“Lâm Ấp ký” nói: từ Giao Chỉ đi về phía nam có sông ngách Đô Quan Tái Phố chảy ra. Con sông này từ phía đông huyện đi qua huyện An Định, phía bắc kèm sông Trường Giang, ở trong sông Trường Giang có chiếc thuyền đồng do Việt Vương đúc, lúc nước triều xuống người ta có thấy chiếc thuyền ấy. Con sông Trường Giang ấy lại chảy về phía đông, cách sông có thành Nê Lê, nói thành này do A Dục Vương xây” (2).
An Định là một huyện thuộc quận Giao Chỉ, một trong bảy quận thuộc bộ Giao Chỉ. Đoạn văn trên cho thấy huyện này nằm phía nam của quận. Sông chảy từ phía đông huyện và đi qua huyện, tức là chảy lệch qua phía tây. Nếu xác định quận Giao Chỉ tương ứng với miền bắc Việt Nam thì không có con sông nào phù hợp như vậy cả. Đây cũng là một trong rất nhiều chứng cứ ủng hộ cho luận điểm tôi đã chứng minh, là quận Giao Chỉ vốn nằm ở phía Quảng Tây chứ không phải ở miền bắc Việt Nam. Phía nam quận Quảng Tây giáp biển, có các con sông là Nanliu (Nam Lưu) và Qin Jiang (Tần Giang) đúng là chảy lệch sang phía tây:

 


Bản đồ một phần của tỉnh Quảng Tây, Nguồn: https://www.chinamaps.org/china/provincemaps/guangxi-china-map.html


Con sông Nanliu phía bắc cạnh một sông khác, sông Beiliu (Bắc Lưu), khoảng cách giữa hai sông chỗ gần nhất, trên đường nối hai đô thị là Yulin (Ngọc Lâm) và Beiliu (Bắc Lưu), chỉ khoảng 12km. Như tên gọi, hai sông này đúng là một cặp. Sông Qin Jiang thì phía bắc cũng có một con sông lớn là Yujiang (Úc Giang), nhưng khoảng cách xa hơn. Vậy thì rất có thể sông Nanliu là Đô Quan Tái Phố, mà Beiliu là Trường Giang (sông dài). Dù trường hợp nào thì cũng không ra khỏi nhận thức rằng đã có sự hiện diện của đế chế A Dục Vương ở khu vực nay là phía nam Trung Quốc, giai đoạn mà bảy nước đang lo thôn tính nhau ở phía Hoa Bắc. Một tòa thành mà nhiều thế kỷ sau vẫn còn tồn tại và được ghi nhận chứng tỏ đã có một sự cái trị trên thực tế chứ không chỉ là ảnh hưởng mềm.
Tiến trình Hán hóa ở vùng Lĩnh Nam chỉ bắt đầu mạnh mẽ từ sau măm 43, khi Mã Viện chính thức bình định được Giao Chỉ bộ, chứa cả khu vực Quảng Đông và Quảng Tây ngày nay. Theo Hậu Hán thư thì người Giao Chỉ vốn “ngôn ngữ mỗi nơi mỗi khác, phải qua nhiều lần thông dịch mới hiểu được. Người ở đó như cầm thú, lớn nhỏ không phân biệt, tóc búi ngang gáy mà đi chân đất, dùng vải quấn từ đầu xuống chân” (3). Ghi nhận trên cho thấy dân Giao Chỉ khác biệt lớn về chủng tộc và ngôn ngữ với người Trung Nguyên. Nhận xét về trang phục cho thấy có sự tương đồng với văn hóa Ấn Độ.

Bây giờ xin đối chiếu một số từ vựng Hindi và các từ tiếng Việt đồng nghĩa hoặc rất liên quan:

माँ maan, मा ma (mẹ) Má, Mạ
मौसी mausee (dì) Dì
पापा paapa (cha) Ba
मैं main (tôi, mình) Mình
वह vah (anh ta, chị ta) Va (ông va, mụ va)
बच्चे bachche (những đứa trẻ) Trẻ
बेबी bebee (đứa bé) Bé
के ke (của, thuộc về) Kẻ (người thuộc về một nhóm, một thể loại nào đó). Các khái niệm Kẻ Chợ, Kẻ Sở, Kẻ Quảng, Kẻ Mọi… là theo nghĩa này. Tên các làng Việt xưa thường có chữ Kẻ đứng trước.
दौड daud (loài) Đồ (đồ khỉ, đồ heo…)
आत्मा aatma (linh hồn); मर mar (chết) Ma, Mả
दल dal (đội) Đàn (đội, bầy, đàn), Đám
बल bal (lực lượng) Bầy
दौ dau (hai) Đôi
पाल paal (bạn thân), बंध bandh (liên kết) Bạn
गुलाम gulaam (nô lệ) Người làm, Làm
छोड़ना chhodana (rời khỏi) Chỗ, Chốn, Trốn
में mein (bên trong) Miền
चलन chalan (xu hướng, xu thế) Làn
वाल vaal (tường) Vách
कविता kavita (bài thơ) Ca (bài ca)
वसंत, वसं vasant (mùa xuân) Xuân
रंग rang, रं ran (màu sắc) Ráng (màu sắc)
लाल laal (màu đỏ) [đỏ] lòm
नदी nadee (dòng sông) Nác (nước)
चीज़ें cheezen (hàng hóa) Chợ
संपत्ति sampatti (của cải, tài sản) Sắm (sắm tài sản)
लाभ laabh (lợi nhuận) Lãi
व्यय vyay, व्य vy (chi phí) Vay
फिस phis (lệ phí) Phí (tiêu phí, chi phí)
चाल chaal (di chuyển) Chân
जिगर jigar (gan) Gan
किडनी kidanee (quả thận) Cật
मुँह munh (miệng, mồm) Mồm, Môi, Mui
माथा maatha (trán) Mặt
अंडा anda (trứng, hòn dái) Dái, Trứng dái. Hindi coi Dái cũng là một dạng Trứng, như Việt.
क्रॉसबार krosabaar (xà ngang) Xà
कॉलम kolam (cột) Cột
निर्माता nirmaata (thợ xây, thợ nề) Nề
ममी mamee (xác ướp) Mắm
कुदाल kudaal (cái cuốc) Cuốc, Cuốc đất
कप kap (cái tách, cái cốc) Cốc
दार daar (cửa) Cửa giả (cửa rả, cửa nói chung)
जला jala (đốt cháy), लहंगा lahanga (lò nung) Lả (lửa) – phương ngữ Trung Bộ
धुआं dhuaan (khói) Đun
चूहा chooha (chuột) Chuột
चिड़िया chidiya (chim) Chim
मुर्गा murga (gà) Gà
मुर्गी murgee (gà mái) Gà mái ghẹ
अंडे ande (trứng) Đẻ
कौआ kaua (con quạ) Qụa
कुत्ता kutta (con chó) Cún
सींग seeng (sừng) Sừng
माद maad (mật ong) Mật
चांद chaand (trăng) Trăng
बेड़ा beda (bè, hạm đội) Bè
नाव naav (thuyền) Nôốc, nốc (thuyền)
गहरी खाई gaharee khaee (rãnh sâu) Khe (rãnh, suối), Khê (溪Xī = suối, sông)
पत्थर patthar (cục đá) Đá
मैंगोस्ट maingost (măng cụt) Măng cụt
लोंगन longan (long nhãn) Long nhãn
मिठाई mithaee (ngọt) Mít (quả mít)
चाय chaay (chè, trà) Chè
सिम sim (trái sim) Sim
वस् vas, वस्तु vastu (sự vật) Vật
काल kaal (giai đoạn) Cơn
नम nam (ẩm ướt) Nấm
बदला badala (sự trả thù) Báo [thù]
खाना khaana (ăn) Ăn
खाओ khao (ăn), एक पार्टी खाओ ek paartee khao (có tiệc) Khao
बहस bahas (bàn bạc) Bàn
मन man (tâm trí) Mảng (gắn tâm trí vào cái cái gì đó)
विद् vid (học giả) Viết
कह kah (nói), कहना kahana (kể) Kể
नार naar (kể lại) Nói
चिल्ला chilla (la hét) La
गा ga, गाओ gao (hát) Ca, Gào
गायक gaayak (kẻ ca hát) Gáy
चोर chor (trộm) Chôm (trộm)
लूट loot (cướp bóc) Lột (cướp)
पकड़ना pakadana (bắt, nắm lấy) Bắt
काट kaat (cắt) Cắt
कदम kadam (bước chân) Dẫm; Dặm (đơn vị đo khoảng cách)
आ aa (đến, vào) A (sấn vào, a vào)
चलाओ chalao (chạy), तीर चलाओ teer chalao (bắn tên) Chạy, Lao
जाओ jao (đi) Dạo (đi dạo)
एड़ी edee (gót chân) Đi
बैठ baith (ngồi xuống) Bệt (ngồi bệt)
खज khaj (ngứa) Khải (gãi) – phương ngữ Trung Bộ
नौस naus (buồn nôn) Nôn, Nôn nao
दे de (đưa), दिया diya (đã đưa cho) Đưa
देने dene, देन den (cho, đưa) Đền (đền bù)
लें len (lấy); लाय laay (mang đến, mang lại) Lấy
इकट् ikat (sưu tầm) Cất
बोझ bojh (gánh nặng), बोझ गिराना bojh giraana (vứt bỏ) Bỏ
चुन chun (chọn) Chọn
फूँक phoonk (thổi) Phun
छुड chhud (giải phóng, thả ra) Trút
खींच kheench, खीं khin (lôi kéo, đã vẽ ra) Khiển, Khiến
कड़ी kadee (buộc dây) Cột
अप ap (hướng lên) Ấp (phủ bên trên)
बार baar (lần) Bận (lần)
हास has (sự mất mát), हत् hat (cái chết) Hết
बराबर baraabar (bằng nhau) Bằng
डूब doob (đắm) Đắm, Đầm (chìm; vùng đất trũng có nước). Phương ngữ một số nơi ở Việt Nam vẫn còn hiện tượng lẫn lộn giữa o và a, nói “láp xe độp” nghĩa là “lốp xe đạp”.
रिसाव risaav (rỏ rỉ) Rỉ
दंड dand (một sự trừng phạt), दबा (đàn áp) Đánh
सैनिक sainik (lính) Sai (sai bảo)
शान shaan (tráng lệ) Sang (sang trọng)
शाम shaam (buổi tối) Sẩm
कायर kaayar (nhát gan) Cáy (con Cáy). Con cáy rất nhát, có thể tên nó được đặt theo từ này)
पागल paagal (gàn dở) Gàn
खुश khush ( vui) Vui, Khoái
भया bhaya (sợ hãi) Hãi
दर्द dard (nỗi đau) Đớn (đớn đau)
सुख sukh (niềm hạnh phúc) Sung sướng
शक्ति shakti (quyền lực, sức mạnh) Sức
देरी deree (chậm trễ) Chậm rì
अस्थायी asthaayee (tạm thời) Thay
वहा vaha (ở đó) Vạ (nằm vạ, vạ vật)
शेयर sheyar, शार shaar (chia sẻ) Sẻ
चाह chaah (sự mong muốn) Chờ
अत at (vì thế) Ắt
ना na (không) Nỏ (không)
ने ne (có) Này, Nầy, Nè (có nè, đây nè)
व va (và) Và
वाह vaah Va (ồ, ố, ôi, a!)
हा ha (đúng) Hả, Hở (phải không? đúng không?)
हैं hain (là, hẳn là), हाँ haan (đúng) Hẳn
या ya (hoặc) Giả (hoặc giả, hoặc)
ठीक theek (chính xác), ठीक वैसा theek vaisa (giống như) Thế (như thế)
अगर aga (nếu như) Giá
कारण kaaran (lý do) Cớ, Răng (cớ sao)
वह vah (bấy), वही vahee (như nhau) Vậy (như vậy, chừng đó)
बन ban (trở nên) Bèn
क्या kya (cái gì) Kỳ, kể (bất kỳ, bất kể)
कै kai (gì) Cái gì
बाएं baen bên trái Bên
के पास ke paas (gần) Kề
कम kam (ít hơn) Kém
छोट chhot (bé nhỏ, thấp bé) Chột (không lớn nổi)
आका aaka (bậc thầy) Cả (đứng đầu)
होंठ honth (môi) Hôn, Hun
कामुक kaamuk (gợi cảm) Cảm (động lòng)
कमज़ोर kamazor (yếu đuối) Cảm (bị cảm)
डल dal (đần độn) Đần, Độn
जालसाजी jaalasaajee (giả mạo) Giả, Hàng giả
छl chhal (gian dối) Gian
सच sach (sự thật) Thật
तानाश taanaash (bạo chúa) Tàn ác, Ác
विघटन vighatan (giải tán) Tán (tán nhỏ ra); Tản
पतन patan (sự sụp đổ) Tàn
नष्ट nasht (bị phá hủy) Nát

Sự tương đồng ngôn ngữ này cho thấy khu vực nói tiếng Việt ngày nay chịu ảnh hưởng rất lớn từ nên văn minh Ấn Độ, trước khi nền văn minh Trung Hoa từ Hoa Bắc phủ xuống.
Tức là không có cái gọi là âm Hán thượng cổ trong ngôn ngữ Việt Nam.
Ngay cả quan điểm cho rằng lớp từ được gọi là từ Hán Việt chủ yếu là các âm Hán trung cổ, mà ngày nay được chấp nhận khá rộng rãi, cũng phải được xem xét lại.

Tôi đã tìm thấy nhiều từ gọi là Hán Việt, nhưng có yếu tố âm Hindi. Xin liệt kê sau đây, mỗi mục từ được xếp theo sơ đồ: Hindi – Hán Việt (nghĩa) – Hán:

मौ mau – Mẫu (mẹ) – 母Mā
नर nar – Nam (nam giới) – 男 nán
औरत aurat (phụ nữ) – Ẩu (mẹ, phụ nữ) – 嫗 yǔ
यह yah (nó) Giả anh ta, nó, nọ (者 zhě)
मुखिया mukhiya (kẻ đứng đầu) – Mục (kẻ chăn, kẻ đứng đầu)- 牧 mù
नौकरानी naukaraanee – Nô (người hầu) – 奴 nú
फेफड़ा phephada (phổi) – Phế – 肺 fèi
तिल्ली tillee (lá lách) – Tỳ – 脾 bài, pái
मन man (tâm trí) – Man ( quên mất, không nhớ) – 慲 không có âm Hán
बाँट baant (chia sẻ) – Ban (ban phát, chia cho) – 頒 bān
बंध bandh (liên kết) Ban (toán, tốp, đoàn, lớp…) – 班 bān; Bang (bang, nước) – 邦 bāng; Bang(liên kết, băng đảng)- 帮bāng
पशु pashu (súc vật) – Súc – 畜 chù, xù
शेर sher (con sư tử) – Sư – 狮 shi
साँप saanp (con rắn) – Xà – 蛇 chí, shé
फिस phis (lệ phí) – Phí – 費 bì, fèi
थोक thok (buôn) – Thương – 商 shang
दक्ष daksh (có hiệu quả) – Đắc – 得 dē (đúng, trúng)
जालसाजी jaalasaajee (giả mạo); जालसाज jaalasaaj
(người giả mạo); जालसा jaalasa (cạm bẫy) – Giả – 假 jiǎ
तेल teel (tinh dầu) – Tinh – 精 jing (tinh túy)
नहर nahar (con kênh) – Hà – 河 hé
गहरी खाई gaharee khaee (rãnh sâu) – Khê – 溪Xī (khe, lạch)
खो kho (mất) – Khố – 库kù (nơi chứa giữ)
ताला taala (cái khóa) – Tỏa – 鎖 suo
तीर teer (mũi tên) – Tiễn – 箭jiàn
पत्थर patthar (cục đá) – Thạch – 石 dàn, shí
वस् vas, वस्तु vastu (sự vật) – Vật – 物 wù
कंद kand (củ) – Căn – 根 gēn (gốc rễ)
नकाब nakaab (mặt nạ) – Nặc – 匿 nì (giấu kín)
उदास udaas (u buồn) – U – 怮 jau
फन phan (vui vẻ) – Phấn – 奋 fèn
कंपन kampan (rung động) – Cảm – 感 gan
खोना khona (thua) – Khuất – 屈 qu
खोया khoya (mất) – Khu, Khư , Khử -去qu (đã qua, chết, rời bỏ)
संघ sangh (liên hợp) – Song – 双 suang (cặp, cùng nhau)
विघटन vighatan (giải tán) – Tán, Tản – 散 san (tan nhỏ ra)
पतन patan (suy tàn) – Tàn – 殘 cán
हुआ hua (đã xảy ra) – Hóa – 化 hua (biến hóa, biến đổi)
ली lee (lấy đi) – Ly – 离 chi, lí, lì (dời ra, chia lìa)
द da (các) – Đa – 多 duō (nhiều)
बड़ा bada (to lớn) – Bá – 霸 bà (trùm, lớn)
बड़ा bada (to lớn) – Đại – 大 dà ( to lớn)
विशाल vishaal (to lớn) Vĩ – 伟 wei; Vi (微 wēi (nhỏ bé ); hoặc विभाजित vibhaajit (chia ra) – Vi – 微 wei (nhỏ, phần nhỏ)
नियम niyam (luật lệ) – Niêm (dính chặt) – 粘 lian, nián, zhan (dán, dính)
की kee (của, thuộc về) – Kỳ – 圻 qí (biên, cõi)
शुरू shuroo (bắt đầu) – Sơ – 初 chu
पाप paap (tội) – Pháp – 法fǎ
छl chhal (gian dối) – Chân – 嘿 Hēi (soi xét, phân biệt, nêu tỏ)
सच sach, सत् sat (sự thật) – Thật – 实 shí
थप thap (hơn) – Tháp – 拓 (tà khai triển, mở rộng)
मुक muk (im lặng) – Mặc – 嘿 hēi, mò (im lặng, không nói)
हो ho (đúng) – Hồ – 乎 hū (có đúng không?)
फट phat (nổ) – Phát – 发Fā (phát ra)
तेज़ tez (nhanh) – Tốc – 速 sù (nhanh chóng)
कब् kab (khi) Cấp (急 jí ) nhanh, gấp rút
जैसा jaisa (bằng, như) – Giai – 偕jiē (đều, cùng)
दंड dand (một sự trừng phạt) – Đàn – 掸Dǎn
माल maal (các mặt hàng) – Mại – 賣 mài (bán); Mãi – 买 mǎi (mua)
कामुक kaamuk (gợi cảm) – Cảm – 感 gǎn (động lòng)
धान dhaan (cơm); धान का खेत dhaan ka khet (ruộng lúa) – Điền – 田 tián
घोड़ ghod (con ngựa) – Ngọ (chi Ngọ trong 12 chi, biểu tượng là con ngựa) – 午 wǔ

Trong số này, có hiện tượng nhiều từ không giống âm Hán với chữ Hán mà nó được gán vào. Điều đó giúp phản bác quan điểm cho rằng lớp từ Hán Việt đều có gốc Hán. Mặt khác, lại ủng hộ ý kiến tôi đã nêu ra trong các bài trước, là hệ thống từ được gán với các chữ Hán này được tạo ra dưới triều các vua có nguồn gốc Champa, tên gọi một thành bang ở Ấn Độ thời cổ.


Chú thích:

1. Trúc thư kỷ niên (bản dịch của Nguyễn Đức Vịnh), Nxb Văn học, 2021, trang 249
2. Thủy kinh chú sớ (bản dịch của Nguyễn Bá Mão), Nxb Thuận Hóa & Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, 2005, trang 432,433
3. Hậu Hán thư – Q86 – Nam man, Tây nam di liệt truyện. Nội dung này được dịch bởi Châu Hải Đường, in trong sách An Nam truyện, nxb Hội nhà văn, 2018, trang 187


Một số nguồn tham khảo:

– Chương trình Google Dịch
– https://dictionary.cambridge.org/dictionary/english-hindi/
– https://hvdic.thivien.net/whv/%E5%8D%88
– http://tratu.soha.vn/
– Huình-Tịnh Paulus, Đại Nam Quấc âm tự vị
– Hoàng Phê (cb), Từ điển tiếng Việt
– Bình Nguyên Lộc, Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam, Nxb Lá Bối – Sài Gòn, 1971
– Tư Mã Thiên, Sử ký
– Các bài viết trước đây của chính tác giả, đã tự công bố trên trang web cá nhân https://hoangcuongviet.wordpress.com/