Search This Blog

Friday, September 30, 2022

Tên gọi Cổ Loa

 

This image has an empty alt attribute; its file name is chau-duong-lam.png
Vị trí phỏng định về châu Đường Lâm

Cổ Loa là tên gọi một di tích thành cổ, ở vị trí nay là xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Ngày nay giới khảo cổ phát hiện ra rằng đây là tòa thành có quy mô lớn, tồn tại từ trước Công nguyên, được nâng cấp nhiều lần qua nhiều thế kỷ.

Một số sử sách xưa gán thành này là Loa Thành. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép như sau [kỷ nhà Thục, trang 6a]: “Bấy giờ Thục Vương đắp thành ở Việt Thường, rộng nghìn trượng, cuốn tròn như hình con ốc, cho nên gọi là Loa Thành, lại có tên là thành Tư Long (người nhà Đường gọi là thành Côn Lôn, vì thành rất cao). Thành này cứ đắp xong lại sụt, vua lấy làm lo, mới trai giới khấn trời đất và thần kỳ núi sông, rồi khởi công đắp lại”.

Những chi tiết về Thục Vương và Loa thành gây khá nhiều tranh cãi trong giới viết sử. Chẳng hạn Ngô Thì Sĩ viết trong mục An Dương Vương, sách Đại Việt sử ký tiền biên, là: “Truyện ở Ngoại kỷ phần nhiều là càn rỡ”, các tác giả bộ Khâm Định Việt sử thông giám cương mục cho rằng: “…chứ nếu bảo Thục Vương đây lại là người ở Ba Thục thì không phải”. Vậy, xưa đến nay luôn có ý kiến cho rằngcâu chuyện này có nhiều chỗ không phù hợp thực tế.

Đoạn chép trên Toàn thư có một chi tiết rất đáng xem xét, đó là thành này được người nhà Đường [618-907] gọi là Côn Lôn Thành (崑 崙 城).Kỷ nguyên độc lập của người Việt bắt đầu ngay thời điểm sụp đổ của nhà Đường, mà năm 938 tòa thành thuộc làng Cổ Loa này lại được Ngô Quyền chọn làm kinh đô. Hẳn là đã có một quá trình ghi nhận liên tục từ tên gọi Côn Lôn đến địa danh Cổ Loa và Loa Thành rồi đi vào sử sách.

Tuy nhiên lời giải thích của sử gia người Việt, người nhà Đường đặt tên thành là Côn Lôn vì thành rất cao, là không đủ căn cứ. Sử sách nhà Đường không nói điều này. Chúng ta cũng khó có thể tìm ra một trường hợp nào là tiền lệ cho việc gán ghép tên dãy núi Côn Lôn với một tòa thành.

Phải chăng tên gọi Côn Lôn của tòa thành này xuất phát từ một ý nghĩa khác?

Trong sử sách cổ Trung Quốc thì từ Côn Lôn còn mang ý nghĩa chỉ những tộc người ở ven biển và hải đảo phía nam. Người Lâm Ấp và Phù Nam được họ coi là thuộc nhóm Côn Lôn. Ngày nay thì khái niệm đó có phần tương ứng người Nam Đảo (Austronesian). Nhóm Nam Đảo hiện vẫn là thành phần lớn nhất của cư dân Đông Nam Á. Ngay nhiều nhóm ở sâu trong nội địa Đông Nam Á và phía nam Trung Quốc cũng được nhiều ý kiến trong giới khoa học cho rằng vốn cũng tách ra từ người Nam Đảo.

Tuy nhiên, một điều không nhiều người biết là chính miền Đường Lâm, quê hương của Ngô Quyền, cũng từng thuộc về Lâm Ấp. Đường thư địa lý chí cho biết: “Phúc Lộc Đường Lâm quận vốn là Phúc Lộc quận. Năm thứ 2 niên hiệu Tổng Chương [669] quan Thứ sử Trí Châu là Tạ Pháp Thành chiêu dụ Sinh Lạo, Côn Minh, Bắc Lâu hơn 70 bộ lạc, lấy đất của quận Lâm Ấp nhà Đường mà đặt ra. Năm đầu niên hiệu Thái Định đổi tên là An Vũ Châu. Năm thứ 2 niên hiệu Chí Đức [757] đổi làm quận gọi là Đường Lâm. Năm đầu niên hiệu Càn Nguyên [758] lại phục hồi lại tên cũ của châu. Tùy địa lý chí cho biết về quận Lâm Ấp này, năm đầu niên hiệu Đại Nghiệp [605] nhà Tùy bình nước Lâm Ấp, đặt ba châu là Đăng Châu, Nông Châu, Sung Châu, sau đổi thành các quận là Tỵ Ảnh, Hải Âm, Lâm Ấp.

Côn Minh và Bắc Lâu là các địa danh thuộc Vân Nam Trung Quốc. Có thể thấy rằng Đường Lâm là một châu miền núi, kéo dài từ phía Sơn Tây ngược lên hướng tây bắc, miền đất tương ứng với trấn Sơn Tây sau này.

Làng Đường Lâm của Ngô Quyền khá gần với Cổ Loa, theo đường thủy thì đến được sát chân thành.

Toàn thư cho biết năm 979 người Chiêm Thành từng cho hơn 1000 chiến thuyền sang giúp một hậu duệ nhà Ngô là Ngô Nhật Khánh nhằm lật đổ nhà Đinh vào năm 979. Tống sử cho biếtquốc vương Chiêm Thành năm 985 tên là Thi Lợi Đà Bàn Ngô Nhật Hoan. Đặt hai chi tiết này cạnh nhau và cùng với chi tiết Đường Lâm từng thuộc Lâm Ấp chúng ta sẽ thấy mối liên hệ giữa họ Ngô và người Chiêm Thành, triều đình thừa kế người Lâm Ấp, tức là người Côn Lôn.

Trong các bài viết trước, tôi đã chỉ ra rằng Lâm Ấp từng là một đất nước rộng lớn, kép dài từ phía cực nam Trung Quốc đến núi Đại Lãnh ở miền trung Việt Nam. Đến thời nhà Tùy và nhà Đường thì người Trung Quốc chiếm được một phần lãnh thổ Lâm Ấp, bao gồm kinh thành Điển Xung và chủ yếu phần phía đông bắc. Địa bàn này bao gồm đồng bằng Bắc Bộ, tức là bao gồm Cổ Loa.

Lâm Ấp, khu vực văn minh biển đảo, rồi chịu ảnh hưởng của cả hai nền văn hóa lớn là Ấn Độ và Trung Quốc. Về sau, dưới chế độ Bắc thuộc và các triều đại phong kiến Việt Nam, ảnh hưởng từ Trung Quốc dần lấn át. Điều này dẫn đến một thực tế là ngày nay người ta không nhận thức đúng mức tính chất bản địa cũng như ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, mà thông qua nó là văn hóa Champa, lên vùng đất Đại Việt. Những dấu ấn của tín ngưỡng phồn thực trong dân gian ở Bắc Bộ khá gần gũi với văn hóa Chăm. Ngay tại chùa Dạm ở Bắc Ninh có một cột đá khổng lồ giống biểu tượng linga của người Chăm, mà các hoa văn trên đó cũng được một số chuyên gia xác định là do người Chăm làm ra. Sự phổ biến của trống đồng ra tới miền hải đảo Indonesia chỉ có thể giải thích được nếu tính đến vai trò của cư dân Nam Đảo. Từ lâu, giới khảo cổ đã nhận thấy mối quan hệ giữa nền văn hóa Đông Sơn ở đồng bằng Bắc Bộ và nền văn hóa Sa Huỳnh của cư dân Nam Đảo ở miền Trung có từ giai đoạn đầu Công nguyên, ảnh hưởng lẫn nhau từ hai phía. Nội dung này có thể được tìm thấy trong các bài viết của Nishimura Massarani, Bùi Chí Hoàng, Mariko Yamagata…trong đó còn nhắc tới những tác giả đi trước như M. Colani, Hà Văn Tấn.

This image has an empty alt attribute; its file name is cotdachuadam.jpg



Như vậy rất có thể tên gọi thành Côn Lôn là do người nhà Đường gọi thành của người Côn Lôn, tức là của người Lâm Ấp.

Câu chuyện Thục An Dương Vương và Triệu Đà là một câu chuyện khác, ở một địa phương khác, được gán vào, nên lộ ra nhiều điều vô lý. Tôi sẽ đề cập rõ hơn trong những bài viết sau.



Tên gọi Cổ Loa is now live.

What’s next?

View PostAdd New Post

Take advantage of the QR code to open the post from different devices.

Convert to audio

Seamlessly turn this post into a podcast episode with Anchor - and let readers listen to your post.

Create a podcast episode
This post has been sent to 2 readers