Search This Blog

Saturday, December 10, 2022

Những sai lệch của lịch sử về cuộc chiến chống quân Nguyên và về vị trí châu Ô Lý

 

Trong công trình khảo cứu công phu về địa lý Việt Nam thời cổ, tiến sĩ Đặng Xuân Bảng (1828 – 1910) có nhận xét:

“Có một điều đáng cho là lạ, là đời Hán đời Đường lỵ sở châu quận đều ở thượng du, thì các huyện thượng du hẳn là chỗ thanh giáo thấm nhuần trước. Những quan lại tốt bấy giờ như bọn Chúc Lương, Nhâm Diên đã dạy bảo dân hẳn là điều gì cũng đến nơi đến chốn. Những thói tục tốt, tất hẳn phải có cái còn lại. Thế mà ngày nay núi rừng lam chướng chỉ như khu đất cơ my, ngôn ngữ văn tự vẫn theo thói Mường. Tuy rằng tục thuần hậu vẫn còn, nhưng giáo hóa về mặt lễ nhạc thi thư của Hán Đường thì đến ngày nay không còn ảnh hưởng gì nữa. Những nơi văn nhân tập trung lại là các nơi ven biển. Đó là núi sông không đổi mà phong tục biến hóa theo thời gian, thực đáng cảm khái nhường nào!” [1]

Tuy là điều lạ lùng, phi logic, mà có lẽ không phải chỉ mỗi Đặng Xuân Bảng nhận thấy, nhưng người ta vẫn phải chấp nhận, vì dựa theo sử sách thì buộc phải hiểu về vị trí lỵ sở châu quận như thế.

Vấn đề thực sự, là người ta nhầm lẫn về vị trí của chính Giao Châu, vốn dĩ là đất Quảng Tây Trung Quốc, chứ không phải là đất Việt Nam ngày nay. Lịch sử của Giao Châu chính là lịch sử của khu vực Quảng Tây, một vùng chủ yếu cách xa biển.

Phía nam của Giao Châu là nước Lâm Ấp, địa bàn nay là nước Việt Nam, trải dài ven bờ Biển Đông, trên một trong những con đường thương mại cổ xưa và nhộn nhịp nhất thế giới. Lâm Ấp được sử sách Trung Quốc ghi nhận như là một cường quốc thương mại ven biển, rất giàu có.

Khảo cổ về giai đoạn trước khá xa cột mốc Công nguyên, các nhà khảo cổ học đã nhận thấy: “Phong cách sử dụng mép vỏ sò in hoa văn trên gốm là đặc điểm nổi bật của văn hóa ven biển như Hạ Long, Hoa Lộc, Bàu Tró, Sa Huỳnh. Đây là yếu tố văn hóa đặc thù cho các văn hóa duyên hải ở cả khu vực Đông Nam Á” [2]. Đây là một trong những bằng chứng cho sự giao lưu bằng đường biển từ giai đoạn tiền sử.

Những trống đồng niên đại trên dưới 2000 năm phủ khắp nơi trên địa bàn Đông Nam Á cũng là một ví dụ cho mối tương tác không nhỏ trong khu vực. Hay lượng cổ vật rất lớn và rất đa dạng được tìm thấy ở khu vực Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh là những bằng chứng rõ ràng về sự phát triển thương mại đường biển [3], mà nơi đây chính là vị trí rất thích hợp cho một trung tâm thương mại của cả khu vực. Dù thực tế là vậy, nhưng rất khó mà tìm thấy dấu vết của những mối liên hệ này trong sử sách để lại. Mấu chốt vẫn là sự ngộ nhận về vị trí Giao Châu và Lâm Ấp.

Chúng ta đã không dựa vào sự giao lưu ven biển để giải thích hợp lý về việc tín ngưỡng thờ nữ thần lan truyền từ nam chí bắc từ rất xa xưa, thay vào đó là một lịch sử giả tạo gắn với một vị hoàng hậu nhà Tống trôi dạt từ biển Quảng Đông Trung Quốc, hay một hệ thống truyền thuyết mang màu sắc Đạo giáo được các nhà Nho tạo dựng.

Các ông Hoàng được phối thờ trong hệ thống thờ nữ thần, như Hoàng Đôi, Hoàng Bơ, Hoàng Bảy, Hoàng Chín, Hoàng Mười rất có thể là những hoàng tử của vua Lâm Ấp, hy sinh chống giặc ngoại xâm, được nhân dân thờ. Việc họ được gọi là ông hoàng, lại gọi theo thứ, phổ biến với người khu vực từ Quảng Nam trở vào, lại có ông tên Hoàng Bơ, mà chữ Bơ na ná như người Quảng Nam gọi chữ Ba, là những chi tiết trùng khớp với điều tôi đã chứng minh, về một triều đình Lâm Ấp người Quảng Nam cai quản cả khu vực Bắc Bộ trước khi bị nhà Tùy xâm lược. Ngày nay người ta gán ghép họ một cách thiếu cơ sở với những nhân vật lịch sử thời trung đại, đồng thời sáng tạo thêm để phủ kín khoảng số đếm nhằm vá víu cho hợp lý những giải thích sai lầm mà thôi.

Sự ngộ nhận về Giao Châu và Lâm Ấp, kết hợp với việc suốt khoảng thời gian dài kể từ khi dành lại được tự chủ các triều đình Đại Việt đã hạn chế sự mở mang ra bên ngoài theo hướng biển, trên tinh thần hạn chế thương nhân và cảnh giác với ngoại quốc, đã tách biển dần ra khỏi lịch sử của người Việt. Đến lượt điều này lại trở thành tiên đề tạo nên những ngộ nhận căn bản trong việc giải thích nhiều khía cạnh của tiến trình lịch sử, lại vừa đóng một vai trò thiếu tích cực cho ý chí hướng biển của dân tộc trong thời đại ngày nay.

Chú thích:

1. Đặng Xuân Bảng, Sử học bị khảo, Đỗ Mộng Khương dịch, Viện sử học – Nxb Văn Hóa Thông Tin, 1997, trang 247

2. Hà Văn Tấn (cb), Khảo cổ học Việt Nam, tập 2, Nxb Khoa Học Xã Hội, 1999, trang 326

3. https://vtc.vn/can-bao-ton-gap-nhung-kho-bau-vo-gia-trong

Bởi sai từ tiên đề

 Trong công trình khảo cứu công phu về địa lý Việt Nam thời cổ, tiến sĩ Đặng Xuân Bảng (1828 – 1910) có nhận xét:

Có một điều đáng cho là lạ, là đời Hán đời Đường lỵ sở châu quận đều ở thượng du, thì các huyện thượng du hẳn là chỗ thanh giáo thấm nhuần trước. Những quan lại tốt bấy giờ như bọn Chúc Lương, Nhâm Diên đã dạy bảo dân hẳn là điều gì cũng đến nơi đến chốn. Những thói tục tốt, tất hẳn phải có cái còn lại. Thế mà ngày nay núi rừng lam chướng chỉ như khu đất cơ my, ngôn ngữ văn tự vẫn theo thói Mường. Tuy rằng tục thuần hậu vẫn còn, nhưng giáo hóa về mặt lễ nhạc thi thư của Hán Đường thì đến ngày nay không còn ảnh hưởng gì nữa. Những nơi văn nhân tập trung lại là các nơi ven biển. Đó là núi sông không đổi mà phong tục biến hóa theo thời gian, thực đáng cảm khái nhường nào!” [1]

Tuy là điều lạ lùng, phi logic, mà có lẽ không phải chỉ mỗi Đặng Xuân Bảng nhận thấy, nhưng người ta vẫn phải chấp nhận, vì dựa theo sử sách thì buộc phải hiểu về vị trí lỵ sở châu quận như thế.

Vấn đề thực sự, là người ta nhầm lẫn về vị trí của chính Giao Châu, vốn dĩ là đất Quảng Tây Trung Quốc, chứ không phải là đất Việt Nam ngày nay. Lịch sử của Giao Châu chính là lịch sử của khu vực Quảng Tây, một vùng chủ yếu cách xa biển.

Phía nam của Giao Châu là nước Lâm Ấp, địa bàn nay là nước Việt Nam, trải dài ven bờ Biển Đông, trên một trong những con đường thương mại cổ xưa và nhộn nhịp nhất thế giới. Lâm Ấp được sử sách Trung Quốc ghi nhận như là một cường quốc thương mại ven biển, rất giàu có.

Khảo cổ về giai đoạn trước khá xa cột mốc Công nguyên, các nhà khảo cổ học đã nhận thấy: “Phong cách sử dụng mép vỏ sò in hoa văn trên gốm là đặc điểm nổi bật của văn hóa ven biển như Hạ Long, Hoa Lộc, Bàu Tró, Sa Huỳnh. Đây là yếu tố văn hóa đặc thù cho các văn hóa duyên hải ở cả khu vực Đông Nam Á” [2]. Đây là một trong những bằng chứng cho sự giao lưu bằng đường biển từ giai đoạn tiền sử.

Những trống đồng niên đại trên dưới 2000 năm phủ khắp nơi trên địa bàn Đông Nam Á cũng là một ví dụ cho mối tương tác không nhỏ trong khu vực. Hay lượng cổ vật rất lớn và rất đa dạng được tìm thấy ở khu vực Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh là những bằng chứng rõ ràng về sự phát triển thương mại đường biển [3], mà nơi đây chính là vị trí rất thích hợp cho một trung tâm thương mại của cả khu vực. Dù thực tế là vậy, nhưng rất khó mà tìm thấy dấu vết của những mối liên hệ này trong sử sách để lại. Mấu chốt vẫn là sự ngộ nhận về vị trí Giao Châu và Lâm Ấp.

Chúng ta đã không dựa vào sự giao lưu ven biển để giải thích hợp lý về việc tín ngưỡng thờ nữ thần lan truyền từ nam chí bắc từ rất xa xưa, thay vào đó là một lịch sử giả tạo gắn với một vị hoàng hậu nhà Tống trôi dạt từ biển Quảng Đông Trung Quốc, hay một hệ thống truyền thuyết mang màu sắc Đạo giáo được các nhà Nho tạo dựng.

Các ông Hoàng được phối thờ trong hệ thống thờ nữ thần, như Hoàng Đôi, Hoàng Bơ, Hoàng Bảy, Hoàng Chín, Hoàng Mười rất có thể là những hoàng tử của vua Lâm Ấp, hy sinh chống giặc ngoại xâm, được nhân dân thờ. Việc họ được gọi là ông hoàng, lại gọi theo thứ, phổ biến với người khu vực từ Quảng Nam trở vào, lại có ông tên Hoàng Bơ, mà chữ Bơ na ná như người Quảng Nam gọi chữ Ba, là những chi tiết trùng khớp với điều tôi đã chứng minh, về một triều đình Lâm Ấp người Quảng Nam cai quản cả khu vực Bắc Bộ trước khi bị nhà Tùy xâm lược. Ngày nay người ta gán ghép họ một cách thiếu cơ sở với những nhân vật lịch sử thời trung đại, đồng thời sáng tạo thêm để phủ kín khoảng số đếm nhằm vá víu cho hợp lý những giải thích sai lầm mà thôi.

Sự ngộ nhận về Giao Châu và Lâm Ấp, kết hợp với việc suốt khoảng thời gian dài kể từ khi dành lại được tự chủ các triều đình Đại Việt đã hạn chế sự mở mang ra bên ngoài theo hướng biển, trên tinh thần hạn chế thương nhân và cảnh giác với ngoại quốc, đã tách biển dần ra khỏi lịch sử của người Việt. Đến lượt điều này lại trở thành tiên đề tạo nên những ngộ nhận căn bản trong việc giải thích nhiều khía cạnh của tiến trình lịch sử, lại vừa đóng một vai trò thiếu tích cực cho ý chí hướng biển của dân tộc trong thời đại ngày nay.

Chú thích:

1. Đặng Xuân Bảng, Sử học bị khảo, Đỗ Mộng Khương dịch, Viện sử học – Nxb Văn Hóa Thông Tin, 1997, trang 247

2. Hà Văn Tấn (cb), Khảo cổ học Việt Nam, tập 2, Nxb Khoa Học Xã Hội, 1999, trang 326

3. https://vtc.vn/can-bao-ton-gap-nhung-kho-bau-vo-gia-trong