Search This Blog

Monday, February 12, 2024

Ngôn ngữ và lịch sử

 

Chữ Hán, trước đây được người Việt gọi là chữ Nho, được vay mượn và sử dụng trong một thời gian rất dài, đó là điều rất rõ ràng, tuy nhiên vấn đề âm đọc và tiếng nói thì không hề rõ ràng tí nào.

Từ xưa, người hai nước gặp nhau thì vẫn cần có phiên dịch nếu không bút đàm bằng chữ Hán.

Ngay cả từ “Nho”, gắn với chữ 儒,khái niệm có thể coi là rất Hán,thì người Hán nghe vẫn không thể hiểu, bởi vì họ gọi nó là “rú”.Một ví dụ khác, là từ “Nguyễn”, gán với chữ 阮,chỉ một họ rất phổ biến ở Việt Nam, thì người Hán thường đọc là “ruǎn”, âm khác nhau hoàn toàn.

Tuy rất nhiều trường hợp, sự khác biệt đã ở mức không thể nào thiết lập được sơ đồ chuyển hóa ngữ âm một cách thuyết phục, vậy nhưng giới ngôn ngữ học hiện thời vẫn coi phần lớn các từ đọc chữ Hán của người Việt  vào dạng Việt gốc Hán, còn gọi là từ Hán Việt.  Liệu điều đó có chính xác?

Xin đưa ra cách giải thích mới, lấy các từ “Nguyễn” và “Nho” làm ví dụ.

“Nguyễn”, chữ 阮,  âm Hán là “ruăn”, là một họ của người Hán, xuất phát từ phía bắc Trung Quốc. Theo chủ trương đặt danh tính kiểu Hán,một chính sách nhằm xây dựng con người và xã hội theo hình mẫu Trung Hoa, những người phương nam được gán chữ này, nói cách khác là mượn chữ. Họ không có khái niệm tương ứng để dịch nó, lại không chọn cách gọi kiểu Hán, nên cách tiện nhất là liên hệ đến một cái gì đó có sẵn để đặt cho nó cái tên.

Âm “ruǎn” trong tiếng Hán còn được biểu thị bằng chữ 軟, chỉ một khái niệm tương ứng trong tiếng Việt là “nhuyễn”, nên người ta gọi chữ 軟 là“nhuyễn”, đó là phép liên hệ đồng nghĩa, tức là phép dịch một khái niệm hai bên đều có sẵn. Bởi phép dịch này mà rất nhiều từ thuộc nhóm gọi là “Hán – Việt” không có âm Hán nhưng lại có âm giống hoặc gần giống với các từ Việt được sử dụng rộng rãi trong dân gian. Ví dụ:

  • Ác |恶  wū | ác            
  • Hiền | 賢 xián | hiền    
  • Khởi |启 qǐ |khơi       
  • Nguyên, Ngươn |元 yuán | nguồn   
  • Tán, Tản |散  sǎn| tan   
  • Hợp |合  hé |hợp   
  • Ánh  |映  yìng| ánh
  • Áp | 压 yā |ép
  • Bạc (mỏng, nhạt) | 薄 báo| bạc
  • Khốc | 哭 kū | khóc
  • Tiếu | 咲 xiào| tếu
  • Trệ | 滞zhì  | trễ
  • Tổn | 损 sǔn|tốn
  • Ca | 歌 gē | ca (ca hát)
  • Âm | 音 yīn  | ầm (âm thanh)
  • Xuy | 吹 chuī | xùy (tiếng thổi)
  • Đàm | 痰  tán | đờm
  • Đáp | 畣 dā |đáp
  • Đạp | 踏 tā | đạp
  • Tăng | 增 zēng | tang
  • Giảm | 减 jiǎn | giảm

…)

Cặp “roăn” 軟-  “nhuyễn” chính là gợi  ý để đặt từ trong cặp chưa hoàn thiện “ruǎn” 阮 – [?] là “nguyễn”. Đó chỉ là phép liên hệ đồng âm Hán - Hán và Việt - Việt, tức là phép dựa, mà thôi. Cách làm này còn tiện cho người học, là khi học đến chữ 阮 thì người ta có thể đặt chữ 軟 đã được dạy trước ở bên cạnh, người học sẽ được gợi ý về âm của nó.

Trường hợp từ “Nho” trong tiếng Việt, chỉ các phạm trù xoay quanh hệ thống lý thuyết do Khổng Tử khởi xướng. Tên gốc của nó ở Trung Hoa là “rú”, viết là 儒. Ban đầu người bản địa không có khái niệm tương đương nên không thể dịch. Họ lựa chọn cách đặt tên cho nó thay vì mượn. Có một chữ khác cũng có âm “rú”, đó là 如, có nghĩa là “như”, “như nhau”, nên chữ 如 được gán với từ “như” trong tiếng Việt. Nếu theo phương pháp dựa, như trường hợp trước, thì chữ 儒 có thể được đặt tên bản địa gần với “như” hoặc “nhau” cho tiện và dễ nhớ. Người ta gọi nó là “nhu”, “nho”, và nó còn được dùng để ghi từ “nhô” (theo Từ điển Hán Nôm - hvdic.thivien.net)là vì thế. Các âm “nho” hay “nhô” có nghĩa “nhau”, theo phương ngữ Quảng Nam, kiểu tiếng nói mà nay tồn tại ở khu vực từ Quảng Nam đến Phú Yên. Lời giải thích sẽ chứng tỏ sự hợp lý nếu chỉ ra khả năng các âm “kiểu Quảng” thời xưa đã từng phổ biến rộng rãi ở miền Bắc.

Xét thêm một số âm “kiểu Quảng”:

- “nôm”, nghĩa là “nam”. Âm này hiện diện trong “chữ Nôm”, cho thấy phạm vi ảnh hưởng của nó đã từng bao phủ cả phần phía bắc Việt Nam ngày nay. “Nôm” đã hoặc là từ duy nhất hoặc cùng tồn tại với “nam” và nó là tiếng nói của một thành phần có thể xây dựng “chữ Nôm” và áp đặt được tên gọi kiểu Quảng đó cho xã hội, tức là có quyền thế hơn.

- “nồm”, nghĩa là “nằm”. Nó hẳn là gốc của từ “lồm cồm”, nghĩa là trạng thái chống tay bò dậy từ trạng thái nằm. Sơ đồ chuyển hóa như sau: “nồm” – “nồm cồm” (âm địa phương bảo lưu ở nhiều vùng duyên hải Bắc Bộ) – “lồm cồm”.

- “bỡ”, nghĩa là “vỡ”, “bể”. Ở Bắc Bộ, nó đã chuyển hóa thành “vỡ”. Các trường hợp từ vốn có phụ âm đầu “b” sau chuyển thành “v” được ghi nhận rất nhiều. Ở Bắc Trung Bộ, nó đã chuyển hóa thành “bể”.

- “đốp”, nghĩa là “đáp”. Từ “đốp” có thể đã từng được nói rộng rãi ở phía Bắc, mà nay còn tồn tại trong hình thức “đốp lại”, nghĩa là “đáp lại” một cách rõ ràng và kém nể nang.

- “thoải” và “bơ”. Tên gọi của hai nhân vật được thờ phụng rộng rãi trong tín ngưỡng Mẫu hệ ở phía Bắc là “Mẫu Thoải” và “Ông Hoàng Bơ”. ”Thoải” tức là “Thủy”,“Bơ” tức là “Ba”. Vậy các âm cổ khá gần với phương ngữ Quảng Nam này cũng từng được sử dụng rộng rãi ở phía Bắc

- “dong”, tương đương với từ “dung” ở phía Bắc. Phía Bắc vẫn còn có âm “dong” trong khái niệm “hình dong” - “Xem mặt mà bắt hình dong”. Theo một tài liệu lịch sử viết bằng chữ quốc ngữ ở Đàng Ngoài năm 1659 của một thầy giảng Đạo Thiên Chúa người Việt là Bento Thiện thì “Dong” mới là tên của các nhân vật lịch sử mà nay chép là Đặng Dung và Mạc Đăng Dung. Vậy có thể xác định âm “dong” từng được dùng rộng rãi ở phía Bắc.

- “dõng”, tương đương với từ “dũng” ở phía Bắc, nghĩa là mạnh mẽ. Ở miền Bắc, nó không được dùng ở thể đơn nhưng vẫn có trong từ kép “dõng dạc”. Từ đây cũng có thể hiểu rằng tên gọi “Ông Gióng“, tức là “Thánh Gióng”, thực chất là “Ông Dõng”, tức là “Ông mạnh mẽ”, hoàn toàn rõ nghĩa và phù hợp với hình tượng nhân vật này trong dân gian. Cái tên Phù Đổng là theo hai chữ Hán 扶 董 - dǒng, vốn là mượn âm “Bố Dõng”  mà viết, rồi lại đọc ra theo một cách hơi khác, thành “Phù Đổng”. “Bố Dõng”  tức là “Vua Khỏe”,  tương tự “Bố Cái” nghĩa là “Vua Lớn”. Vậy  “dõng” cũng là một từ cổ ở phía Bắc. 

- “huề”, “huê”, “hoe” là những từ chỉ danh tính vẫn tồn tại ở phía bắc, mặc dù họ không hiểu rõ ràng, mà người phía nam thì lại hiểu rõ. Rất có thể ở phía Bắc các từ “kiểu Nam” này từng được hiểu rõ ràng nên mới thuộc vào tập hợp danh tính, rồi người sau tuy không hiểu nhưng vẫn đặt theo. Người ta dùng từ “vàng hoe” mà có lẽ không hiểu “hoe” nói theo “kiểu Nam” tức là “hoa”. Có nơi dùng  từ “hoe” đứng phía trước tên tục, thành một tên kép dân dã, nhưng không biết rằng nó bắt nguồn từ một quan niệm triết học, coi mỗi con người như một bông hoa.      

Các dấu hiệu trên củng cố cho lý giải về nguồn gốc của từ “nho”,  và cho nhận định nhiều từ thuộc kiểu “âm Quảng Nam”, đã tồn tại từ rất lâu trước khi triều đình Đại Việt lấy được vùng đất phía nam Hải Vân, nơi mà họ đặt chung vào một đơn vị gọi là “trấn Quảng Nam”.

Như vậy là đã có hai phép đặt tên cho chữ Hán, trái ngược với nhận thức hiện nay về cái gọi là các từ gốc Hán.

Một là phép dịch. Tức gọi tên chữ Hán bằng chính tên của khái niệm đồng nghĩa ở bản địa. Nhờ phép dịch, nhiều chữ Hán có tên và nghĩa trùng hoặc gần trùng với các khái niệm cơ bản của bản địa. Ví dụ: tản – tan; tàn – tàn; tổn – tốn; khốc – khóc; cảm – cảm; lãnh – lạnh; loại – loài; cao – cao, cát – cắt … Những trường hợp không hoàn toàn trùng âm, có thể do ban đầu người ta cố ý gọi trệch một chút để phân biệt trí thức và bình dân, hoặc cũng có thể sự tách rời xảy ra từ từ sau đó. Xu hướng ngày nay nhìn nhận không chỉ  các từ đứng trước mà cả các từ đứng sau của mỗi cặp đều có gốc Hán. 

Hai là phép dựa. Tức là khi muốn đặt tên cho một chữ Hán mới thì người ta tìm một chữ Hán đồng âm gốc mà đã được chuyển đổi âm, rồi dựa vào âm đã chuyển đổi đó để đặt một âm tương tự cho chữ mới. Ví dụ    仁 rén (nhân/nhơn trong hạt) = “nhân/nhơn”, nên 人 rén (người) cũng được đặt tên là “nhân/nhơn”. Những tên được tạo theo kiểu dựa theo này đương nhiên không giống với các tên vốn có của sự vật, chúng bị quy vào gốc Hán.

Tất nhiên không thể bỏ qua rất nhiều trường hợp mà giữa tiếng Hán và Việt là vừa đồng nghĩa vừa đồng âm, mà đến nay ít ai phủ nhận là từ phương Bắc lan xuống. Tuy nhiên, có những cơ sở cho thấy điều đó cũng không hoàn toàn đúng. Xin lấy yếu tố Kỷ Băng Hà làm ví dụ.  Ngày nay người ta biết rằng kỷ Băng hà trên trái đất mới kết thúc cách nay khoảng 12.000 năm, từ đó trái đất nhìn chung là ấm dần lên. Quá trình ấm lên đó khiến các vùng có thể tụ cư được mở  rộng từ phía xích đạo. Vậy thì phía nam mới là nơi phát triển trước, mặc dù sau đó thì xã hội nông nghiệp và yếu tố nóng nực đã khiến họ trở nên kém thế so với những vùng đất mới ở phía bắc. Những vùng đất tụ cư mới, nơi vừa có khí hậu mát mẻ, phù hợp hơn với hoạt động sáng tạo, lại là nơi kết hợp được yếu tố mạnh mẽ của lớp dân săn bắn và du mục. Từ đó các trung tâm văn minh dịch chuyển dần lên, kéo theo nó là những thành quả từ phương nam, tức là có cả văn hóa và ngôn ngữ.


Lại xin bàn về vấn đề danh tính                                                                                                                                                                 

Sau mỗi danh từ chỉ họ của người Việt thường kèm một tên lót, hay còn gọi là tên đệm. Tên lót thông dụng của con gái thường là “thị”. Có nhiều tên lót cho con trai, trong đó có một số từ có thể xếp vào tập hợp có mức độ thông dụng cao, như “văn”, “đình”, “sỹ”, ‘viết”,  “xuân”, “hữu”…

Quy chiếu theo tiếng Hán điển hình thì các tên lót vừa nói trên được biểu thị như sau:

  • Văn  – wén (文) = văn, vẻ, vết
  • Đình – ting (廷) hoặc (亭)= triều đình,cái đình; ngừng
  • Sỹ - shì (士)= học trò, quan
  • Viết – yuē (曰) = nói rằng
  • Xuân – chūn (春)= mùa xuân
  • Hữu – yǒu (有)= có, sở hữu

Tập hợp này không có vẻ mang một tính chất chung nào. Trong tập danh tính của người Hán chúng không phải là những từ có mức độ phổ biến cao như với người Việt. Trong danh tính của người Việt, chúng thường không đủ gắn bó với từ đứng trước để tạo thành một tổ hợp được công nhận là họ kép, cũng không đủ gắn bó với từ đứng sau để tạo thành một tên kép, đây là khác biệt khá lớn so với kiểu danh tính của người Hán. Sự khác biệt giữa âm Hán và âm Việt của một số chữ cũng đáng kể.

Có thể cho rằng các tên lót trên được ban đầu giới trí thức bản địa lập nên, với một đặc trưng nào đó mà đến nay chưa được giải thích. Chúng lại có vẻ có mức độ ngoại lai nhất định.

Chúng ta hãy thử xem xét khả năng ngôn ngữ bản địa còn chịu chi phối bởi yếu tố bên ngoài nào trước Hán không?

Khu vực Việt Nam nằm giữa hai khối văn minh lớn là Trung Quốc và Ấn Độ. Xét về mặt khí hậu thì khối Ấn Độ gần gũi hơn. Có thể xếp lãnh thổ Ấn Độ cùng với Đông Nam Á và miền nam Trung Quốc vào vùng địa lý Nam Á. Có nghĩa là rất có thể xã hội ở đây chịu ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ trước, sau đó  nền văn minh Hán mới từ lưu vực sông Hoàng Hà phía bắc mở rộng theo biên giới chính trị, và đồng hóa phía nam sâu sắc, che mờ tác nhân đến trước. Một số tài liệu Trung Quốc cho biết về sự hiện diện của người Ấn ở khu vực phía đông từ rất sớm, qua những ghi nhận về thành Nê Lê của A Dục Vương, tháp A Dục Vương. Sách “Thủy Kinh chú”, quyển thứ 37, cho biết có tòa thành được gọi là Nê Lê, được cho là của A Dục Vương, xây dựng bên một con sông thuộc huyện An Định, quận Giao Chỉ.  Sách “Lương thư”, quyển thứ  54, cho biết năm 537 vua Lương Cao Tổ đã cho dỡ tháp cũ A Dục Vương để làm lại, trong tháp có xá lị cùng móng tay và tóc của Phật. A Dục Vương, tức là Ashoka, trị vì xứ Ấn Độ từ năm 273-232 TCN, giai đoạn mà địa bàn chính trị của người Hán hầu như chưa vượt qua sông Trường Giang.

Hẳn văn hóa và ngôn ngữ của người cổ trên đất Việt cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ Ấn Độ.

Từ vựng các nhóm ngôn ngữ Ấn liên hệ gần gũi với nhau là tiếng Pali, tiếng Phạn, tiếng Hindi cho thấy có nhiều mối liên hệ với tiếng Việt. Chẳng hạn:

  • bebee बेबी - đứa bé
  • bachche बच्चे – [những đứa] trẻ
  • mau मौ – mẫu (mẹ)
  • mausee मौसी – dì
  • mahila महिला (phụ nữ, giống cái) – mạ (mẹ, giống cái trưởng thành)
  • main मैं – mình (tôi)
  • dal दल (đàn) – đàn
  • beda बेड़ा (bè, hạm đội) – cái bè, bè phái
  • aaka आका (ông chủ, bậc thầy) – cả
  • kumara कुमार (bé trai) – cu
  • itthī (người phụ nữ) – thị
  • kah कह (nói) – kể
  • chamada चमड़ा – da
  • munh मुँह  – mồm
  • chaal चाल (di chuyển) – chân
  • jao जाओ (đi, qua) – dạo
  • ande अंडे (trứng) – đẻ
  • nay नय (mới) – nay
  • nek नेक (sự lương thiện) – nết
  • ke paas के पास (gần, kề) – kề
  • saath साथ (với, cùng) – sát
  • baen बाएं (bên trái, bên cạnh) - bên
  • ghat घट (giảm bớt) – ghạt
  • chhud छुड (giải phóng, thả ra) – trút
  • dher ढेर (nhiều, đống) – đầy
  • has हास (sự cạn kiệt) – hết
  • rang रंग (màu sắc) – ráng
  • shyaam श्याम (đen nhẹ, sậm) – sẫm
  • shaam शाम (tối, đêm xuống) – sẩm

Có vẻ từ “itthī” trong tiếng Pali, với nguyên âm dài ī được nhấn mạnh hơn nguyên âm trước là nguồn tạo nên từ “thị” và cả từ “y thị” trong tiếng Việt, chứ không phải từ “shì” trong tiếng Hán.

Theo đó, một bé gái được đặt tên, thí dụ: Nguyễn Thị Tý, có nghĩa là: Tý, con gái nhà họ Nguyễn.

Như đã nói ở phần trên, “Nguyễn” không phải là từ gốc Hán.

Bây giờ tôi thử giải mã chữ lót trong họ tên của một bé trai qua một họ tên có tính tiêu biểu là Nguyễn […] Tý.

  1. Văn. Từ này có thể vốn là “vansh”  hay “vansā” – वंश trong nhóm ngôn ngữ Ấn, mang nghĩa là dòng dõi, hậu duệ, đường kẻ. Vậy, Nguyễn Văn Tý có nghĩa là: Tý, dòng dõi họ Nguyễn.
  2. Đình. Từ này có thể vốn là “đìkh” – दीघ trong nhóm ngôn ngữ Ấn, mang nghĩa là dài, kéo dài. Vậy, Nguyễn Đình Tý có nghĩa là: Tý, nối dòng dõi họ Nguyễn.
  3. Xuân. Từ này có thể vốn là “vasant” - वसंत  trong nhóm ngôn ngữ Ấn, mang nghĩa là mùa xuân. Vậy, Nguyễn Xuân Tý có nghĩa là: Tý, mùa xuân của họ Nguyễn.
  4. Sỹ. Từ này có thể vốn là “śiṣya” - शिष्य, nghĩa là đệ tử; hoặc “shishu”, nghĩa là trẻ sơ sinh, trong nhóm ngôn ngữ Ấn. Vậy, Nguyễn Sỹ Tý có nghĩa là đệ tử nhà họ Nguyễn hoặc đứa trẻ nhà họ Nguyễn.
  5. Viết. Từ này có thể vốn là “vidyā” - विद्या, nghĩa là học sinh, hoặc vidyarthi, nghĩa là học sinh hoặc người mới bắt đầu, trong nhóm ngôn ngữ Ấn. Vậy, Nguyễn Viết Tý có nghĩa là đệ tử nhà họ Nguyễn hoặc đứa trẻ nhà họ Nguyễn.
  6. Hữu. Trong nhóm ngôn ngữ Ấn có từ  हो, ký âm là “ho” hoặc “haw”, đọc theo âm Việt gần như là “hou”, mang các nghĩa: là, có, được, hiện hữu…Âm này rất gần với cách đọc chữ “hữu” theo phương ngữ từ Quảng Nam trở vào. Nó cũng tồn tại trong tiếng Cham với cùng nghĩa, chỉ khái niệm “có”, “hiện hữu”. Rất có thể đó là tiền thân của âm “hữu” trong tiếng Việt phổ thông hiện nay. Do vậy, Nguyễn Hữu Tý có thể có nghĩa là: Tý, là/có họ Nguyễn.

Các từ lót trên còn thể hiện một tính chất khá nhất quán, đó là cùng nhìn nhận về một đứa trẻ, chỉ khác nhau về góc độ. Xét một cách hệ thống cả về mặt ngữ âm, ngữ nghĩa và tính thống nhất, thì tập hợp này gần gũi và có tính hợp lý hơn hẳn tập hợp tiếng Hán trong mối tương quan với các từ Việt.  Hẳn chúng phản ánh quan niệm của thời kỳ đầu tiếp thu văn hóa Hán khi những trí thức bản địa đã có nền tảng văn hóa Ấn. Nhờ có ưu thế “đời đầu”, chúng được phổ biến hơn các tên lót khác.

Có thể người ta đã sử dụng phép dựa theo để gán vào các chữ Hán.  Mặt khác,  có thể chúng đã đồng cả âm và nghĩa do tiếng Hán cũng có sự vay mượn từ ngôn ngữ phương nam, chẳng hạn từ  shì(士)trong tiếng Hán mang nghĩa là học trò, người có học, có thể phát sinh từ “śiṣya” trong tiếng Phạn.

Có rất nhiều ví dụ về sự ảnh hưởng của ngôn ngữ và văn minh Ấn Độ lên Trung Hoa, hơn hẳn chiều ngược lại.

Sau đây xin liệt kê một số trường hợp đối chiếu nhóm âm Ấn và Hán để minh họa cho nhận định trên, đồng thời tác giả cũng xin để cách gọi theo tiếng Việt sau mỗi cặp để minh họa thêm cho quan điểm tiếng Việt chịu ảnh hưởng của nhóm ngôn ngữ Ấn:

  • mukhiya(người đứng đầu, chủ) मुखिया – mù 牧- Mục
  • naukar (người hầu)  नौकर –  nú 奴– Nô
  • sainik (lính) सैनिक – shǐ  (sai khiến) 使 – Sai, Sử
  • mau(mẹ) मौ – mǔ 母= Mẫu
  • ma (mạ, mẹ) मा – Mā 妈 – Mạ
  • mausee (dì) मौसी  – yí 姨 – Di, Dì
  • sat (sự thật) सत् –sat 实 – Thật
  • Jaalasa (giả dối) जालसा - Jiǎ 假 – Giả
  • jal (nước) जल  – 江jiāng (sông) – Giang
  • dand (một sự trừng phạt) दंड – Dǎn (đánh) 掸 – Đàn
  • diya दिया (đưa cho) – dì 遞 – Đệ, Đưa  
  • da (hai, một nhóm) –  duō (nhiều)  多 – Đa
  • daksh (có hiệu quả)  दक्ष  –     得 (được) – Đắc
  • soojan (viêm)  सूजन – Yán (viêm nhiệt) 炎 – Diễm
  • kampan (rung, động)  कंपन – gǎn 感 – Cảm
  • ganna (mía, đường mía)  गन्ना – 甘gān (ngọt) – Giá (mía)
  • haani (mất mát, tổn hại) हानि,  - hán (mồ hôi) 汗; hàn (giữ gìn) 捍 – Hãn
  • pashu पशु (súc vật) - chù, xù畜 - Súc
  • sher (con sư tử) शेर – shi 狮– Sư
  • saanp (con rắn) साँप  - 蛇 shé – Xà
  • jaisa (bằng, như)  जैसा  – 偕 jiē  – Giai
  • dūr (khoảng cách) दूर - dù 度 – Độ
  • bada(to lớn) बड़ा – bà 霸; 大  – Bá, Đại
  • vibhaaj (phân chia) विभाज - wei 微 – Vi (nhỏ bé, suy)
  • vishaal (to lớn) विशाल – wei 伟 - Vĩ (to lớn)
  • sangh(cùng nhau) संघ – suang 双 - Song
  • shuroo(bắt đầu) शुरू - chu初 – Sơ
  • hua(đã xảy ra) हुआ - hua化 – Hóa

Cuối cùng, xét đến từ “Tý”, cái tên vừa được sử dụng ở trên.

“Tý”, hay gọi thân mật hơn là “Cu Tý”  là cái tên thông dụng nhất trong tiếng Việt. “Tý” nghĩa là “nhỏ bé”.  

Trong nhóm ngôn ngữ Ấn, có từ “choti”, viết là छोटी, cũng có nghĩa là “nhỏ bé”.

Với những dấu hiệu vay mượn những từ khá cơ bản, vừa được trình bày ở trên, thì có thể cho rằng từ “choti” đã giản lược thành “tý” trong tiếng Việt.

Nó cũng có nghĩa là “ty” được gán với chữ 卑 (nhỏ bé,khiêm tốn), của người Hán, mà họ đọc là “bēi”. “Ty” không phải là từ gốc Hán hay “từ Hán Việt”, như bấy nay người ta vẫn mặc nhận.

Mức độ vay mượn cũng cho phép nhận định rằng cả từ “Cu” trong “Cu Tý” thì cũng mượn từ “Kumāra” trong ngôn ngữ Phạn và Pali, mà nghĩa thông dụng là “cậu bé”, rồi giản lược đi.

Sự giản lược âm tiết là một xu hướng biến đổi của ngôn ngữ. Quá trình đơn tiết hóa để hình thành ngôn ngữ Việt ngày nay đã xảy ra như thế nào và chịu ảnh hưởng các tác nhân nào là một vấn đề phức tạp.

Tóm lại:

Từ phương diện danh tính và ngôn ngữ cho thấy tuy yếu tố Trung Hoa ảnh hưởng to lớn và khá toàn diện đến con người và xã hội Việt Nam nhưng điều đó đang được đánh giá quá mức so với thực tế. Mặt khác, yếu tố bản địa chưa được coi trọng như cần phải có, vai trò của mảng ngôn ngữ Ấn Độ ít được xem xét, mặc dù nó hiện diện trước lớp Hán và có ảnh hưởng sâu sắc. Để giải mã những bí ẩn của lịch sử, của ngôn ngữ và tìm hiểu căn tính dân tộc thì cần phải phá bỏ những bức tường định kiến.


Saturday, October 7, 2023

Việc truy nguyên trong lĩnh vực ngôn ngữ và sự áp dụng vào tiếng Việt

 


Trước hết, chúng ta thử xem xét một số ví dụ về sự lan tỏa của ngôn ngữ:

– Khái niệm “hài hước”:

Hán: Yōumò, (幽默)
Nhật: Yūmoa (ユーモア)
Nga: Yumor (юмор)
Hy Lạp: Chioúmor (χιούμορ)
Tây Ban Nha: Humor
Thụy Điển: Humor
Armenia: Humor
Anh: ˈ(h)yo͞omər (humor)



– Khái niệm “buồn nôn”:

Hán: Nǎo sī (瑙斯)

Anh: Nausea

Nga: Naus

Thổ Nhĩ Kỳ: Naous

Latinh: Naous

Việt: Nôn nao


– Khái niệm “xác ướp”:

Ả Rập: Almumyawat (المومياوات)
Anh: Mummies
La Tinh: Mummia
Hungari: Múmia
Nga: Mama
Hindi (Ấn Độ): Mamee (ममी)
Telugu (Ấn Độ): Mam’mī (మమ్మీ)
Thái: Mạmmī̀ (มัมมี่)


– Khái niệm “tai”:

Hán: Ěr (耳)
Anh: Ear
Hà Lan: Oor
Đức: Ohr
Na Uy: Øre
Macedonia: Uvo


– Khái niệm “vải thiều”:

Hán: Lìzhī 荔枝 (phát âm là Lichi); âm Quảng Đông là Leichi
Nga: Lichi
Hindi: Leechee (लीची)
Thái: Lîncī̀ (ลิ้นจี่)
Nepal: Licī (लिची)
Telugu: Licī (లిచీ)
Lào: Li chi (ລີຈີ່)







Có thể cho rằng đây đều là các trường hợp đồng nguyên chứ không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên, và sự lan tỏa có tính chất liên lục địa này nhìn chung đã xảy ra từ giai đoạn cổ xưa.

Để giải quyết vấn đề đâu là từ gốc không phải là việc dễ dàng, tuy nhiên người ta vẫn có thể xem xét để tìm thấy một phần nào đó của quá trình dịch chuyển.

Các từ chỉ khái niệm “xác ướp” đều chứa âm gần với từ “mắm” trong tiếng Việt, chỉ một loại thực phẩm được làm từ việc ướp xác động vật. Các chi tiết này đủ để cho rằng đây là khái niệm người Việt vay mượn từ những khu vực có nền văn minh phát triển sớm hơn, và việc rút gọn âm (kiểu tiếng bồi) có thể là một tập quán trong tiếp nhận ngôn ngữ.

Các từ chỉ khái niệm “vải thiều”, loài quả chỉ có ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, vì vậy các sản phẩm này hẳn là được giới thương nhân đưa từ phía nam lên phía bắc, kèm theo đó là tên gọi của chúng. Khu vực có vải thiều bao gồm, bao gồm từ Ấn Độ sang phía nam Trung Quốc, mà tên gọi sản phẩm này cũng khá thống nhất. Liệu có khả năng những thương nhân Ấn Độ, hoặc ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, một khu vực có nền văn minh phát triển sớm hàng đầu của nhân loại, là tác nhân gây nên sự lan tỏa này không?

Tản mạn trong một số tài liệu ở Trung Quốc ghi nhận sự hiện diện rất sớm của người Ấn ở khu vực Viễn Đông. Trang Wikipedia có dẫn nguồn cho biết như sau:

“Theo tài liệu Giao Châu ký (交州記, thế kỷ IV) của Lưu Hân Kỳ (劉欣期) thời Đông Tấn, thì “…Thành Nê Lê ở phía nam huyện Định An, cách sông bảy dặm, tháp và giảng đường do vua A-dục xây dựng vẫn còn. Những người đốn hái củi gọi là Kim tượng.”[3]
Sách Thủy kinh chú (thế kỷ VI) của Lịch Đạo Nguyên thời Bắc Ngụy, dẫn theo sách “Lâm Ấp ký” (林邑記) chép: “Từ Giao Chỉ đi về phía Nam, có ngách sông chảy ra từ phố Đô Quan Tắc. Con sông này từ phía đông đi qua huyện An Định, đi ngang với sông Trường Giang ở phía Bắc. Trong sông, có nơi Việt vương đúc thuyền đồng. Khi nước triều rút, người ta còn thấy dấu vết. Sông lại chảy về phía đông, cách sông có thành Nê Lê, nghe nói là do vua A-dục dựng.”[4]
https://vi.wikipedia.org/wiki/N%C3%AA_L%C3%AA

A Dục Vương, tức là Ashoka (30-232 TCN), một vị vua nổi tiếng ở Ấn Độ (https://vi.wikipedia.org/wiki/A-d%E1%BB%A5c_v%C6%B0%C6%A1ng). Giai đoạn này tương ứng với cuối thời Chiến Quốc, người Hán vẫn hoặt động chủ yếu quanh lưu vực sông Hoàng Hà ở Hoa Bắc chứ chưa xuống đến Lĩnh Nam.


Bây giờ chúng ta hãy xem xét mối liên quan từ vựng giữa ngôn ngữ Ấn Độ, Hán và Việt (từ Hán Việt) qua các ví dụ sau đây:

Sự hiện diện của nền văn minh Ấn Độ còn có thể lan tỏa lên phía bắc Trung Quốc rất sớm, qua những ghi nhận về chữ Khoa đẩu, một loại chữ được gán với con nòng nọc. Đây là kiểu chữ mà theo một tài liệu của con cháu người Chiêm Thành thì đó là văn tự chính thức của họ, mà nhà Trần thì chủ trương cấm, nên không thể là chữ Hán (nguồn https://sites.google.com/a/learning.com.vn/tuyen-sinh/da-nang/du-lich/tham-quan/Van-hoa-nghe-thuat/Bao-tang-cham/nghien-cuu-trao-doi/motbanphochinoivequanheviet-cham). Có thể đó chính là loại chữ cổ kiểu Brahmi ngoằn nghoèo ở Ấn Độ, như một số ký tự sau:

𑀠 𑀡 𑀢 𑀣 𑀤 𑀥 𑀦 𑀧 𑀨 𑀩 𑀪 𑀫 𑀬 𑀭 𑀮 𑀯

Đây là theo dạng chữ in ngày nay. Dạng chữ viết xưa thì như hình sau:

Chữ Brahmi (nguồn https://diepdoan.violet.vn/document/chu-brahmi-438204.html)

Chữ Bharmi là tiền thân của các loại chữ viết ở khu vực Đông Nam Á, trừ chữ Hán ở Việt Nam và chữ Latinh trong một vài thế kỷ gần đây.

“Trúc thư kỷ niên” một bộ sử chép ở nước Ngụy thời Chiến Quốc, chép trên thẻ trúc, bằng chữ Khoa đẩu. Tài liệu này được chôn trong mộ Ngụy Tương vương (318TCN-296TCN), sau này được phát lộ vào năm 280 bởi một kẻ trộm mộ, tức là đã trải qua 576 năm, vì thế mà vượt qua được cuộc đại hủy diệt văn hóa của Tần Thủy Hoàng. Tuy vậy do nguyên nhân nào đó mà bộ thẻ trúc này về sau lại biến mất vĩnh viễn, bản sao cũng không có, mà bản dịch sang Hán văn thì đã vừa bị mất đi nhiều lại bị làm giả nhiều chỗ (theo Trúc thư kỷ niên, bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Đức Vịnh, 2020)

“Khoa đẩu” là âm Hán Việt, còn âm Hán là Kē dòu, viết là 科斗. Hai chữ này tách riêng thì không có gì liên quan đến nòng nọc cả. Rất có thể từ “Khoa đẩu” nghĩa là “nòng nọc” chỉ là vì người ta dựa vào hình dạng chữ để gán ghép. Chúng ta thử xem xét theo từng chữ:

科Kē mang một số nghĩa: hạng, đẳng cấp, bộ phận…
斗dòu mang một số nghĩa: cao, trội, cái đấu (dụng cụ đong) …

Ý nghĩa của từ 科Kē gần với một từ trong tiếng Hindi là ke (के) – của, thuộc về. Từ ke (के) còn có một mở rộng là unakee (उनकी) nghĩa là “của họ”
Ý nghĩa cửa từ 斗dòu (với nghĩa là cao, trội) gần với một từ trong tiếng Hindi là daulat (दौलत) chỉ sự giàu có. Ngoài ra thì nghĩa “cái đấu” được gán ghép với bọn cao trội có thể vì đó là vật gắn liền với bọn thương nhân,tức là gắn liền với sự giàu có, nghĩa là cao trội. Như vậy hẳn là một sự vay mượn chứ không phải trùng hợp ngẫu nhiên, mà dấu hiệu khá rõ ràng là người Hán vốn coi đó là chữ của kẻ giàu, tức là của bọn thương nhân mang đến.

Điều lý thú là hai khái niệm đó cũng tương đối đồng âm đồng nghĩa với các khái niệm “kẻ” – chỉ một người chung chung hay một hạng người, và “giàu” trong tiếng Việt. Vậy phải chăng các từ này xuất trong tiếng Việt cũng từ sự vay mượn, và cũng theo kiểu rút gọn như từ ‘mắm’ nói trên.


Một số từ sau đây của Hán và Hán Việt cũng có dấu hiệu nguồn gốc Ấn Độ:

a. Những từ ghi theo âm Bắc Kinh

नर nar (nam giới) – 男 nán – NAM
माँ maan, मा ma – 妈 Mā
मौ mau (mẹ) – 母 Mǔ – MẪU
मौसी mausee (dì) – 姨 yí – DI
यह yah (nó) – 者 zhě (anh ta, nó, nọ) – GIẢ
मुखिया mukhiya (kẻ đứng đầu) – 牧 mù (kẻ thống trị, chăn dắt) – MỤC
नौकरानी naukaraanee (người giúp việc) – 奴 nú (người hầu, nô lệ) – NÔ
घर ghar (nhà) – 家jiā – GIA
गन्ना ganna (mía, đường mía) – 甘gān (ngọt) – GIÁ
लीची leechee (quả vải) – 荔枝lìzhī – LỆ CHI
फेफड़ा phephada (phổi) – 肺 fèi – PHẾ
पशु pashu (súc vật) – 畜 chù, xù – SÚC
मुर्गी murgee (con gà mái) – 雞 jī (con gà) – KÊ
शेर sher (con sư tử) – 狮 shi – SƯ
साँप saanp (con rắn)- 蛇 shé – XÀ
जल jal (nước) – 江jiāng (sông lớn) – GIANG
धारा dhaara (suối) – 河hé (sông) – HÀ
फिस phis, फ्यय phyay (phí, lệ phí) Phí – (費 bì, fèi) – PHÍ
जालसाजी jaalasaajee (giả mạo); जालसाज jaalasaaj
(người giả mạo); जालसा jaalasa (cạm bẫy) – 假 jiǎ (dối trá) – GIẢ
दुष्ट dusht (độc ác) – 毒Dú (độc hại, độc ác) – ĐỘC
संघ sangh (liên hợp) – 双 suang (cặp, cùng nhau) – SONG
द da (các) – 多 duō (nhiều) – ĐA
हुआ hua (đã xảy ra) – 化huā – HÓA
जाओ jao (đi) – 脚Jiǎo (chân)
बांग baang (bùng nổ) – 砰 Pēng (tiếng nổ, tiếng động lớn)
शुरू shuroo (bắt đầu) – 初 chu – SƠ
हो ho (đúng) – 乎 hū = có đúng không? – HÔ, HỒ
जैसा jaisa (bằng, như) – 偕jiē (đều, cùng) – GIAI
दंड dand (một sự trừng phạt) – 掸 Dǎn (đánh) – ĐÀN
भया bhaya (sợ hãi) – 害怕Hàipà
माल maal (các mặt hàng) – 賣 mài (bán); 买 mǎi (mua) – MÃI, MẠI
लहर lahar (sóng) – 浪 làng, láng – LÃNG
बाँट baant (chia sẻ) – 頒 bān (ban phát, chia cho) – BAN
बंध bandh (liên kết) – 班 bān (toán, tốp, đoàn, lớp…); 邦 bāng (bang, nước);帮bāng (liên kết, băng đảng) – BĂNG
जाँच करना jaanch karana (kiểm tra) – 查看Chákàn
लहंगा lahanga (lò nung) – 炉火 Lú huǒ (ngọn lửa); 炉 lú (cái lò); 火 huō (lửa) – LÔ; HỎA
बड़ा bada (to lớn) – 霸 bà ( trùm, lớn); 大 dà (lớn) – BÁ, ĐẠI
सूजन soojan (viêm, sưng tấy) – 炎 Yán (viêm) – DIỄM

b. Từ ghi theo âm Mân Phúc Kiến
धान का खेत dhaan ka khet – (ruộng lúa) – 田 dzhən (ruộng) – ĐIỀN


c. Những từ ghi theo âm Quảng Đông

मौ mau (mẹ) – 母 mou – MẪU
सच sach, सत् sat (sự thật) – 实 sat – THẬT
मुखिया mukhiya (kẻ đứng đầu) – 牧 muk (kẻ chăn, kẻ đứng đầu) – MỤC
सैनिक sainik (lính) – 使 sai (sai khiến) – SỬ
पाप paap (tội) – 法 faat (phép tắc, pháp luật, sự trừng phạt) – PHÁP
फन phan (vui vẻ) – 奋 fan (phấn khởi) – PHẤN
थप thap (hơn) – 拓 taap (khai triển, mở rộng) – THÁP
या ya (hoặc) – 也 jaa cũng, vậy – DÃ, GIẢ
दक्ष daksh (có hiệu quả), दक् dak (kỹ năng) – 得 dak (được, hiệu quả) – ĐẮC
दुष्ट dusht (độc ác) 毒 duk (độc hại, độc ác) – ĐỘC
मोटा mota (dày, mập) 漠 mok (to lớn) – MẠC
कंपन kampan (rung động) – 感 gam (cảm động) – CẢM
कब् kab (khi) – 急 gap (nhanh, gấp rút) – CẤP
नकाब nakaab (mặt nạ) – 匿 nik (giấu kín, ẩn nấp) – NẶC
नौस naus (buồn nôn) – 瑙斯 nou si
सुख sukh (niềm hạnh phúc) – 福 fuk (Sung sướng) – PHÚC
की kee (của, thuộc về) – 圻 kei (biên, cõi) – KỲ

Theo quan niệm chính thống hiện nay thì các từ mà người ta gọi là Hán Việt, chiếm trên 50% vốn từ vựng tiếng Việt, có nguồn gốc Hán. Tuy nhiên, qua những ví dụ và phân tích trên cho thấy cần xem xét cả yếu tố ngôn ngữ Ấn Độ, và rất có thể có nhiều từ không vay mượn qua trung gian Hán, chỉ là do việc độc tôn chữ Hán qua lâu khiến người ta nghĩ thế mà thôi”.


Xét về khoảng cách địa lý và khí hậu thì khu vực Đông Nam Á, bao gồm vùng cực nam Trung Quốc, gần với Ấn Độ hơn là miền Hoa Bắc, nơi được coi là cái gốc của nền văn minh Trung Quốc, do đó ghi nhận về sự hiện diện của đế chế Maurya ở đây trước thời điểm nhà Tần chinh phục Lĩnh Nam là hoàn toàn có cơ sở, mặc dù không được các bộ chính sử nhắc đến.

Sau đây là các bảng so sánh sự tương đồng giữa tiếng Việt (bao gồm cả lớp từ được cho là Hán Việt) và tiếng Ấn (xét chủ yếu theo ngôn ngữ Hindi).

(Một số phương tiện trợ giúp:

Từ điển tiếng Hindi: https://dict.hinkhoj.com/hindi-to-english/

Từ điển Cambridge đối chiếu Anh – Việt: https://dictionary.cambridge.org/

Từ điển Hán Nôm: https://hvdic.thivien.net/

https://translate.google.com/?hl=vi

…)

NÁC (nước – âm miền Trung) ↔ nadee नदी dòng sông

LẢ (âm miền Trung) ↔ jvaala ज्वाला ngọn lửa

ĐUN (nấu, tức là có khói) ↔ dhuaan धुआं khói

KHE, KHÊ – 溪 si ↔ gaharee khaee गहरी खाई rãnh sâu

LÒ, LÔ – 炉 lú; HỎA – 火 huō ↔ lohaar लोहार thợ rèn; lahanga लहंगा lò

NÔỐC, NỐC – (thuyền – âm miền Trung) ↔ naav नाव thuyền

LÃNG – 浪làng, láng ↔ lahar लहर sóng

GIANG (sông) – 江 jiang ↔ jal जल nước

HÀ (sông) – 河 hé ↔ nahar नहर con kênh

“ĐÔỒM, ĐÔỐM – (đầm, đằm, đắm

– miền Trung)” ↔ doob डूब đắm, bị hút vào, bị vây bọc

BÈ (cái bè) ↔ beda बेड़ा bè, hạm đội

BA ↔ paapa पापा cha, ba

DÌ, DI – 姨 yí/ji ↔ mausee मौसी dì (em gái của mẹ)

ẨU – 嫗 yǔ = mẹ, đàn bà con gái ↔ aurat औरत phụ nữ

MẪU – 母 mǔ/mou ↔ mau मौ mẹ

MẠ ↔ mahila महिला phụ nữ, giống cái; maa माँ mẹ

MÌNH ↔ main मैं tôi, mình

O (cô) ↔ aurat औरत cô gái, giống cái

TẾ (con rể, chồng) – 婿 xù ↔ (betee ka) pati (बेटी का) पति

BẠN ↔ bandh बंध liên kết

TA (chúng ta) ↔ taaj ताज vương quyền

NAM – 男 nán/naam ↔ nar नर nam giới

MỤC – 牧 mù/muk ↔ mukhiya मुखिया người đứng đầu

NÔ – 奴 nú/nou ↔ naukar नौकर người hầu

TRẺ ↔ bachche बच्चे những đứa trẻ

BÉ ↔ bebee बेबी, baal बाल đứa bé

VA – (hắn, ông va, mụ va – âm miền Trung ↔ vah वह anh ta, chị ta

GIẢ – 者 zhě ↔ yah यह nó (đại từ thay thế)

ĐÀN (đội, bầy, đàn) ↔ dal दल đội

BAN (toán, tốp, đoàn, lớp…) ↔ bandh बंध liên kết

BANG (bang, nước, băng đảng) ↔ bandh बंध liên kết

BẦY ↔ bal बल lực lượng

BÈ (bè phái) ↔ beda बेड़ा bè, hạm đội

“KẺ (thuộc về một nhóm,

thể loại nào đó)” ↔ kee की của, thuộc về

GIA – 家 Jiā (gia đình, trường phái, dòng) ↔ jaati जाति nhóm, loài, nòi, đẳng cấp…

MẶT ↔ maatha माथा trán, phía trước

MỒM ↔ mūnh मुँह miệng, mồm

GAN ↔ jigar जिगर gan

PHẾ – 肺 fèi ↔ phephada फेफड़ा phổi

TỲ – 脾 bài, pái ↔ tillee तिल्ली lá lách

DA ↔ chamada चमड़ा da

CẬT ↔ kidanee किडनी quả thận

CHÂN ↔ chaal चाल di chuyển

SỨC ↔ shakti शक्ति quyền lực, sức mạnh

NIÊM (dính vào) – 粘 lian, nián ↔ niyam नियम luật lệ, điều khoản, quy định

PHÁP (phép tắc, trừng phạt) – 法fǎ ↔ paap पाप tội, sai lầm, vô đạo đức

CẢ (đứng đầu) ↔ aaka आका ông chủ, bậc thầy

CẢM (bị cảm) ↔ kamazor कमज़ोर yếu đuối

CẢM (cảm động) – 感 gan/gam ↔ kampan कंपन rung động

PHÚC (may mắn, báo đáp) – 福 fú ↔ sukh सुख niềm hạnh phúc, kết quả

CÁI ↔ kya क्या gì, nào

GÌ, CÁI GÌ ↔ kaise कैसे làm sao

CHI (cái chi, điều chi …) ↔ cheez चीज़ đồ, thứ, vấn đề

CỚ, CỚ RĂNG ↔ kaaran कारण lý do

GIẢ ĐỊNH, GIÁ NHƯ ↔ yadi यदि nếu như

HẲN (chỉ sự riêng biệt) ↔ vahān वहाँ ở đó, ở chỗ khác

HÓA RA, HÓA – 化 hua ↔ hua हुआ đã xảy ra

HẢ, HỞ, HỒ (có đúng không?) – 乎 hū ↔ ha हो đúng

HẲN (hẳn là) ↔ haan हाँ đúng

HOẶC GIẢ ↔ ya या hoặc

VÀ ↔ dvā (âm Phạn) दो hai

VẬY (như vậy, chừng đó) ↔ “vah वह đó,

vahee वही như nhau, như vậy “

Vậy (vậy thì) ↔ vaisa ठीक (vậy thì, vì vậy)

THẾ (vậy, cứ thế) ↔ theek ठीक được, phù hợp

ẮT ↔ at अत vì thế, kể từ đây, rút cục

BÈN ↔ ban बन trở nên

KỲ, KỂ (bất kỳ, bất kể) ↔ kya क्या cái gì, cái nào

NỎ – âm miền Trung ↔ nahin नहीं; nah नह không

SƠ (ban đầu)- 初 chu ↔ shuroo शुरू bắt đầu, ban đầu

NAY ↔ naya नया, nay नय mới

GIAI (cùng, bằng) – 偕jiē ↔ jaisa जैसा bằng, như

BẰNG ↔ baraabar बराबर bằng nhau

ĐẮC (được, hiệu quả) – 得 dē ↔ daksh दक्ष có hiệu quả

KÉM ↔ kam कम ít, thiếu, ngắn hơn

BÁ – 霸 bà; ĐẠI – 大 dà ↔ bada बड़ा (to lớn)

BÉ (bé nhỏ) ↔ bebee बेबी, baal बाल đứa bé

TÍ (bé tí) ↔ choti छोटी nhỏ bé, thấp kém

TY (thấp kém) – 卑 bēi ↔ choti छोटी nhỏ bé, thấp kém

TẾ (nhỏ bé) – 細 xì ↔ choti छोटी nhỏ bé, thấp kém

CHỘT ↔ chhot छोट bé nhỏ

VI (nhỏ, phần nhỏ) – 微 wei ↔ vibhaajit विभाजित chia nhỏ ra

VĨ (to lớn) – 伟 wei ↔ vishaal विशाल to lớn

TỐC ↔ tez तेज़ nhanh

CHẬM RÌ ↔ deree देरी chậm trễ

SANG ↔ shaan शान tráng lệ, phẩm giá, tự hào

GÀN ↔ paagal पागल gàn dở

KỀ ↔ ke paas के पास gần, kề

SÁT ↔ saath साथ với, cạnh

BÊN ↔ baen बाएं bên trái, hai bên

SONG ↔ sangh संघ liên hiệp, cùng nhau

HÃI ↔ bhaya भया sợ hãi

U – 怮 jau ↔ udaa उदास s u buồn

VUI, KHOÁI ↔ khush खुश vui

ĐAU ↔ dard दर्द đau

THA (nó, khác) – 他 ta ↔ tak तक cái đó, khi đó

TÀN – 殘 cán ↔ patan पतन suy tàn

NÁT ↔ nasht नष्ट bị phá hủy

CHÂN (soi xét, phân biệt) – 甄 juàn ↔ chhalछl gian dối)

CHÂN (thật, thực) – 眞 zhēn ↔ chhal छl gian dối

THẬT – 实 shí ↔ sat सत् thật

GIẢ ↔ jaalasaajee जालसाजी giả mạo, gian lận

ĐỘC (độc hại, độc ác) – 毒 dú/duk ↔ dush दुष्ट độc ác

NẶC (giấu kín) – 匿 nì/nik ↔ nakaab नकाब mặt nạ

TÀN ÁC ↔ taanaash तानाश bạo chúa

NẾT ↔ nek नेक sự lương thiện

ÍT; ÍCH – 益 yì(thêm, nhiều lên) ↔ ek एक một, đơn độc

ĐẦY ↔ dher ढेर nhiều, đống

ĐA – 多 duō ↔ zyādā ज़्यादा nhiều

ĐÔI (hai) ↔ dau दौ, dui दुई hai

TAM (ba) – 三 san/saam ↔ teen तीन ba

TƯ (thứ tư); TỨ (bốn) – 四 sì ↔ “chatush (catu – âm Phạn) चतुष्

thứ 4, gấp 4″

THẤT (bảy) – 七 si ↔ sat सात bảy

SÁU ↔ sat (âm Phạn) छह sáu, ṣaṣṭha षष्ठं thứ tự 6

HẾT ↔ has हास sự cạn kiệt

MẠI (mua) – 卖 mài; MÃI (bán) – 买mǎi ↔ maal माल các mặt hàng

CHỢ ↔ cheezen चीज़ें hàng hóa

PHÍ – 費 fèi ↔ phis फिस lệ phí

SẮM (sắm tài sản) ↔ sampatti संपत्ति của cải, tài sản

THƯƠNG – 商 shan ↔ thok थोक mua buôn

VAY ↔ vyay व्यय chi phí, giải ngân

LÃI ↔ laabh लाभ lợi nhuận

THAY ↔ asthaayee अस्थायी tạm thời

TRA KHÁN (kiểm tra) – 查看 chákàn ↔ jaanch karanaजाँच करना kiểm tra

BÁO – 報 bào ↔ badala बदला sự trả thù

ĂN ↔ khānā खाना ăn

BẮT ↔ pakadana पकड़ना bắt, nắm lấy

BÀN ↔ bahas बहस bàn bạc

BẮN ↔ baan बाण mũi tên

BỎ (vứt bỏ) ↔ bojh giraana बोझ गिराना (vứt bỏ);

HẮT ↔ hataana हटाना bỏ, dời

BÚ ↔ bhookha (bukha) भूखा đói bụng

CA ↔ gakar गाकर ca, hát

KỂ ↔ “kah कह nói,

kahana कहना kể, đề cập “

LA ↔ chilla चिल्ला la hét

BÔ LÔ BA LA (nói huyên thuyên) ↔ bolo बोलो nói

GIẢNG – 講 jiǎng ↔ jānā जानना (biết, hiểu, nhận ra)

VIẾT ↔ “vid विद् học giả,

người có nhiều kiến thức “

GÁY ↔ gāyan गायन ca hát

BÁI – 呗 bài = tụng kinh; 拜= vái, tôn kính ↔ bhaj (Phạn) भक्ति tôn thờ, thờ cúng

CẤT ↔ ikat इकट् sưu tầm, tập hợp lại

CẮT ↔ kaat काट cắt

A (sấn vào, a vào) ↔ aa आ đến, vào

ĐI ↔ edee एड़ी gót chân

LAO ↔ teer chalao तीर चलाओ lao nhanh, bắn tên

CHẠY ↔ chaal चल di chuyển

BỆT (ngồi bệt) ↔ baith बैठ ngồi

ĐÁNH, ĐÀN (phê bình, hạch tội) – 弾 dàn ↔ dand दंड một sự trừng phạt

ĐẬP ↔ daba दबा đàn áp

VẠ (nằm vạ) ↔ vaha वहा ở đó

CHỜ ↔ chaah चाह sự mong muốn, đòi hỏi

ĐẺ ↔ ande अंडे trứng, trẻ em

ĐỂ ↔ dena देना cho

ĐỀN ↔ paise dena पैसे देना đưa tiền, đền

LẤY ↔ lena लेना lấy

BAN ( ban phát, chia cho) ↔ baant बाँट chia sẻ

SẺ, CHIA SẺ ↔ sheyar शेयर chia sẻ, phần

GẠT ↔ ghat घट giảm bớt

CHỌN ↔ chun चुन chọn

CHÔM, TRỘM ↔ chor चोर trộm

LỘT ↔ loot लूट cướp bóc, trộm

ĐƯA ↔ diya दिया đã đưa cho

ẤP ↔ upar ऊपर ở trên

GIÃ (từ giã, giã biệt) ↔ jaana जाना đi

HÔN ↔ honth होंठ môi

MẢNG (gắn tâm trí vào cái cái gì đó) ↔ manमन tâm trí

KHẢI (gãi ngứa – âm miền Trung) ↔ khaj खज ngứa

KHAO ↔ khaana खाना; khā खा ăn

KHIẾN, KHIỂN – 遣 Qiǎn ↔ kheench खींच , khin खीं sự lôi kéo, vẽ ra

ĐÀ (cõng trên lưng) – 佗 tuō ↔ udaar उदर bụng

CỘT (buộc) ↔ kadeedaar कड़ीदार cứng nhắc, ràng buộc

PHÁT – 发 fa ↔ phat फट nổ, hành động bùng nổ

PHUN ↔ phoonk फूँक thổi

SAI (sai bảo) ↔ sainik सैनिक lính

TRÚT ↔ chhud छुड giải phóng, thả ra

KHUẤT (thua) – 屈 qu ↔ khona खोना thua

MẶC – 嘿 hēi, mò ↔ muk मुक im lặng

MẠT (khử, xóa cắt, sụp xuống) – 抹 ma ↔ maar मार giết, đánh, đánh bại

SÚC – 畜 Chù ↔ pashu पशु súc vật

VẬT – 物 wù ↔ vastu वस्तु sự vật, thứ

CHIM ↔ chiriya चिड़िया con chim

CHUỘT ↔ chooha चूहा chuột

GÀ ↔ murga मुर्गा con gà

GÀ MÁI GHẸ ↔ murgee मुर्गी gà mái

QUẠ ↔ kaua कौआ con quạ

SƯ TỬ, SƯ – shī ↔ sher शेर con sư tử

XÀ – 蛇 shé ↔ saamp सांप con rắn

NGỌ ↔ ghod घोड़ con ngựa

SỪNG ↔ seeng सींग sừng

CÁ ↔ shikaar शिकार ăn bắt, con mồi

CÁY (con cáy, chỉ sự nhát gan) ↔ kaayar कायर nhát gan

CHẤY, CHÍ – âm miền Trung ↔ chichada चिचड़ा côn trùng hút máu

CHÈ ↔ chaay चाय chè, trà

MẮM ↔ mamee ममी xác ướp

NÊM ↔ namk नमक muối

MẬT ↔ madhu मधु mật ong

LỆ CHI – 荔枝lìzhī ↔ leechee लीची quả vải

MĂNG CỤT ↔ maingost मैंगोस्ट măng cụt

MÍT (quả mít) ↔ mith मीठ ngọt

TRĂNG ↔ chandra चंद्र từ Phạn = “sáng”, “chiếu sáng”

MÂY ↔ megh मेघ mây

XUÂN – 春chun ↔ vasant वसंत mùa xuân

RÁC, RẮC ↔ rákh राख tro

CỐC ↔ kap कप cái cốc

MA ↔ aatma आत्मा linh hồn

MẢ ↔ makabara मकबरा lăng mộ

NẤM ↔ nam नम ẩm ướt

TINH – 精 jing ↔ tel तेल tinh dầu, nấu dầu

CỘT ↔ kolam कॉलम cái cột

XÀ ↔ krosabaar क्रॉसबार xà ngang

VÁCH ↔ vaal वाल tường

NỀ ↔ nirmaata निर्माता thợ xây, thợ nề

CỬA GIẢ (cửa rả, cửa nói chung) ↔ darvāza दरवाजा” cửa

KHO (nơi chứa giữ) ↔ kho खो mất, lớp vỏ bọc

TỎA (khóa, cái khóa) – 鎖 suo ↔ taala ताला cái khóa

CUỐC ↔ kudaal कुदाल cái cuốc, việc cuốc

TÊN, TIỄN – 箭jiàn ↔ teer तीर mũi tên

CÔN – 棍 gậy, bó lại ↔ gol गोल tròn

RÁNG ↔ rang रंग màu sắc

SẨM ↔ shaam शाम tối, đêm xuống

SẪM ↔ shyaam श्याम đen nhẹ, sậm

LÒM (đỏ lòm) ↔ laal लाल (màu đỏ)

TÁN, TẢN – 散san ↔ vighatan विघटन giải tán

CƠN ↔ kaal काल thời gian, giai đoạn

BẬN ↔ baar बार lần, bận

ĐỘ (đo lường, mức độ, lần) – 度 dù ↔ dūr दूर khoảng cách

DẶM (đo khoảng cách), DẪM ↔ kadam कदम bước chân

MIỀN ↔ mein में bên trong

ĐẤT ↔ dharatee धरती đất

ĐIỀN – 田 tián ↔ dhaan ka khet धान का खेत nông trại

SÁ (đường sá) ↔ sadak सड़क con đường

LÀN ↔ chalan चलन xu hướng, xu thế

CHỖ, CHỐT ↔ chhod छोड rời khỏi

TẦNG ↔ taal ताल nhịp

CÁN, CĂN (gốc rễ) – 根 gēn/gan ↔ kand कंद củ

LẠI ↔ laay लाय mang đến, mang lại, đáng giá

LY (dời ra, chia lìa) ↔ lee ली lấy đi

Cho đến nay thì quan điểm phổ biến đều cho rằng tiếng Việt chịu ảnh hưởng rất sâu sắc của tiếng Hán. Tùy theo mức độ khác nhau, có trường phái cho rằng tiếng Việt là một nhánh địa phương của tiếng Hán, tiêu biểu cho trường phái này là nhà ngôn ngữ học Vương Lực. Maspero, một học giả thời đầu thế kỷ 20 mặc dù cho rằng tiếng Việt là một nhánh riêng nhưng vẫn đưa ra con số tỉ lệ là 60% từ gốc Hán trong tiếng Việt. Nhiều tác giả khác đưa ra những con số nhỏ hơn, có thể do số lượng từ vựng của các ngôn ngữ khác thâm nhập vào tiếng Việt ngày càng tăng, do nhận thức khác nhau về yếu tố gốc Hán, hoặc do ý chí. Yếu tố Hindi đã không được đề cập đến trong các giáo trình ngôn ngữ học về tiếng Việt. Các ví dụ trên cho thấy người ta đã xây dựng sai một bản lý lịch cho tiếng Việt.



Còn tiếp